Chuyện lạ
 

Phát hiện Hệ Mặt Trời 2.0 có khả năng chứa sự sống


Ngày 23/02, vào 2 giờ sáng, NASA đã công bố một phát hiện vĩ đại về sự tồn tại của Hệ Mặt Trời phiên bản 2.0, có 7 hành tinh có kích cỡ của Trái Đất và cũng chứa những điều kiện hình thành nên sự sống.

Phát hiện Hệ Mặt Trời 2.0 có khả năng chứa sự sống

Tại hội nghị hôm thứ Tư, NASA đã công bố về phát hiện 7 hành tinh có kích cỡ của Trái đất quay xung quanh 1 ngôi sao chủ duy nhất – 3 trong số đó hoàn toàn nằm trong khu vực có thể có sự sống của hệ hành tinh này.

Các nhà khoa học đã tìm thấy 7 hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lùn cực mát được đặt tên là TRAPPIST – 1. Họ đã dùng kính viễn vọng Spitzer Telescope để đo lường các kích thước, khối lượng và quỹ đạo của ngôi sao này.

Giám đốc của Trung tâm khoa học Spitzer – ông Sean Carey – đã phát biểu trong cuộc họp báo của NASA: “Đây là phát hiện thú vị nhất mà chúng ta đã có với kính thiên văn Spitzer”.

Tất cả 3 ngoại hành tinh trong khu vực có thể có sự sống này sẽ là mục tiêu thăm dò tối cao trong các cuộc thăm dò tiếp theo, tuy nhiên cả 7 hành tinh này đều có khả năng là chứa nước ở dạng lỏng và cung cấp điều kiện thích hợp nhất cho sự sống. Các cuộc khảo sát tiếp theo sẽ được thực hiện bởi Kính viễn vọng không gian Hubble – và thậm chí là cả kính James Webb – để nghiên cứu về bầu khí quyển của từng hành tinh.

Theo Thomas Zurbuchen – phó quản trị Ban Sứ mệnh Khoa học tại trụ sở chính của NASA – “tìm thấy được một Trái đất thứ hai không phải là vấn đề, mà vấn đề là khi nào chúng ta sẽ tìm thấy”.

Tất cả 7 hành tinh này đều nằm rất gần nhau. Từ trên bề mặt của một hành tinh bất kỳ trong số đó, người quan sát có thể thấy được các hàng xóm của nó đang di chuyển trên bầu trời. Các ngoại hành tinh này có chu kỳ quỹ đạo tương đối ngắn.

3 ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống được gọi là TRAPPIST – 1d, TRAPPIST – 1e và TRAPPIST – 1f. TRAPPIST – 1d được nhận một lượng ánh sáng tương tự như Trái đất, và có nhiều khả năng là có đặc điểm về nhiệt độ tương đương với Trái đất. TRAPPIST – 1e thì được nhận một lượng ánh sáng tương đương với sao Hỏa. Các cuộc điều tra ban đầu về thành phần hóa học của nó cho thấy nó có thể chứa nước ở dạng lỏng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả của các cuộc điều tra về TRAPPIST trong 5 năm tới có thể mang lại một cái nhìn sâu sắc về sự tồn tại của các loại khí nhà kính quan trọng – ô xy, methan, hyđrô, CO2 – trong bầu khí quyển của các ngoại hành tinh này. Những hiểu biết này sẽ giúp xác nhận xem liệu bất cứ ngoại hành tinh nào trong số 3 ngoại hành tinh nằm trong khu vực có sự sống này có chứa nước và hỗ trợ cho sự sống hay không.

Bạn đọc có thể đọc thêm những điều bí ẩn khoa học, những câu chuyện lạ tại đây.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC