Giải mã giấc mơ
 

Giấc mơ phản ánh bao nhiêu % sự thật ngoài đời?


Mơ là một hiện tượng tâm lý vô thức xảy ra trong lúc ngủ, hay còn có quan niệm là the gioi tam linh thứ 3 của con người. Giấc mơ bao gồm một chuỗi hình ảnh, trong đó chúng ta đóng vai chủ động hay đóng vai khán giả. Đôi khi nó giống như những hình ảnh lộn xộn, không ý nghĩa, đôi khi nó mạch lạc, diễn biến như một câu chuyện. Nó thường có những tình tiết nghịch lý, phi lô gic. Vào thời điểm này vỏ não, nơi diễn ra ý thức của chúng ta, cũng ngủ. Lý trí của chúng ta lui lại phía sau và tất cả những gì đã thấy, đã trải nghiệm trộn lẫn nhau, thành những giấc mơ kỳ lạ.

phong thuy doi song

Giấc mơ phản ảnh bao nhiêu % sự thật ngoài đời?

Trong một nghiên cứu về giấc ngủ, các nhà khoa học cho biết những giấc mơ của chúng ta nằm trong một “hộp đen”. Tuy nhiên, có một thông tin lý thú đó là những nhà khoa học chỉ ra khác thường, đa dạng của các loại giấc mơ, tuy vậy ta vẫn tiên đoán được xu hướng xảy ra của một số mẫu giấc mơ.

Nghiên cứu cho thấy phần lớn trong những sự việc xảy ra trong giấc mơ thường có liên quan đến giấc mơ đó. Nhưng một số sự việc của một ngày của một người có thể liên quan chặt chẽ với các giấc mơ và nó chia thành hai giai đoạn.

Đầu tiên là giai đoạn “phần còn lại của ngày”, trong đó những sự kiện thuộc về cảm xúc có thể hoạt động theo cách của chúng khi đi sâu vào những giấc mơ của con người vào ban đêm. Nhưng điều đó chỉ được theo sau bởi hiệu quả “trì trệ của giấc mơ” mang tính huyền bí hơn, trong đó những sự kiện này biến mất khỏi phạm vi mơ và thường tái hiện lại vào tuần sau. Sự trì trệ này đã được minh chứng trong những nghiên cứu năm 1980.

Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tờ Nhật báo về Nghiên cứu giấc ngủ bắt đầu hé mở về chu trình này. Các nhà nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát với 470 người. Những người này ghi lại tất cả những giấc mơ của họ trong một tuần. Hiệu quả của sự trì trệ giấc mơ lớn nhất rơi vào nhóm người xem những giấc mơ của họ như là một cơ hội cho sự tự hiểu; những giấc mơ của họ thường bao gồm giải pháp cho các vấn đề hay những cảm xúc liên quan đến các mối quan hệ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những giấc mơ bị trì hoãn chính là cách hoạt động của trí óc thông qua sự khó khăn về giao tiếp giữa các cá nhân với nhau và thậm chí “tái hình thành” những ký ức tiêu cực thành những ký ức tích cực. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy sự kết nối giữa những giấc mơ và quá trình xử lý loại ký ức tình cảm, boi tinh yeu- xem tuoi vo chong để hóa giải tuổi xung xấu nếu phạm phải.

Chu kỳ giấc mơ có thể sẽ kéo dài hơn là chỉ có một đêm đó.

Điềm báo hay tiếng nói từ tiềm thức?

Từ hàng nghìn năm trước con người đã cố gắng lý giải về giấc mơ và tìm ra ý nghĩa của giấc mơ. Nhiều người kết nối giấc mơ với thế giới tâm linh siêu nhiên: giấc mơ là những lời nhắn nhủ của thần linh, là những điềm báo gửi tới từ vũ trụ, hay những chuyến viếng thăm của người thân đã mất. Giấc mơ có thể tiên đoán được tương lai, tiên đoán được lành dữ, mang những vấn đề trọng đại liên quan tới con người.

Trên quan điểm hiện đại, giấc mơ là những trải nghiệm, những ảo tưởng trong trí óc khi ta ngủ, phát sinh từ những vùng sâu kín của bản ngã ta, buộc ta phải nhìn thẳng vào chính mình. Chúng không khác gì tấm gương nội tâm phản chiếu bản thân ta. Giấc mơ là tiếng nói của vô thức, là nơi thoát cho rất nhiều xung động bị dồn nén trong ban ngày. Giấc mơ cho phép giải phóng những ưu tư, thù hận, khổ tâm, những y vọng, yêu sách, thèm muốn. Nó đưa lên bề mặt những khó khăn nội tâm; còn có tác dụng như một cơ chế bù trừ, nó đối trọng cho những hoài vọng, những tiếc nhớ, những điều lực bất tòng tâm.

Ngôn ngữ của giấc mơ

Các giấc mơ đều phản ánh cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng phản ánh rất sai lạc. Sự ức chế cục bộ vỏ đại não diễn ra trong lúc ngủ đã cản trở khả năng tư duy đúng đắn của chúng ta. Các vấn đề luân thường đạo lý, phong tuc tap quan, quan điểm, địa vị xã hội, thậm chí cả phẩm chất con người đều lùi lại phía sau nhường chỗ cho vô thức. Chính vì vậy, những giấc mơ của chúng ta có thể chứa đựng những điều kỳ quặc, tưởng chừng như vô lý nhất.

Ngôn ngữ của giấc mơ luôn mang tính tượng trưng. Nó nói với chúng ta bằng thứ ngôn ngữ bí hiểm, diễn đại qua những dấu hiệu, hình ảnh hay biểu tượng. Vì vậy, muốn đoán giải được giấc mộng của một người, phải biết nhiều về bản thân người đó trước khi giải đoán. Bởi giấc mộng của mỗi người thuộc về chính họ, nó diễn tả nhân cách của chính họ chứ không phải của ai khác. Hai người có chung một giấc mơ thì đối với mỗi người, giấc mơ cũng có thể có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Vậy ngôn ngữ của tiềm thức là gì? Đó chính là biểu tượng (mộng tượng). Một biểu tượng tức là một dấu hiệu, một hình ảnh thể hiện cho một vật, một người hay một tình huống. Ý nghĩa của một hình ảnh xuất hiện trong giấc mơ nhiều khi không phải chính là hình ảnh đó mà là những gì nó gợi ta liên tưởng tới.

Ví dụ như chuột là biểu tượng cho những điều lặt vặt gây khó chịu hay sự tự ti, kiến thể hiện sự chăm chỉ hay đoàn kết, hoa hồng tượng trưng cho sắc đẹp hay phụ nữ...

Theo Pierre Real, "một giấc mơ thứ thiệt bao giờ cũng gồm những biểu tượng. Bởi vì giấc mơ là một cách thể hiện đời sống tâm lý sâu kín của ta, nó cũng phải dùng những phương tiện sâu xa, thâm trầm. Đó là những phương tiện gì? Những ý tưởng cao siêu chăng? Tư tưởng thuần lý chăn? Không. Đó chỉ là những phương tiện của ý thức, trái ngược hẳn với những phương tiện vô thức của giấc mơ. Vô thức hay tiềm thức của chúng ta làm thành đời sống tâm linh sâu xa. Trong tiềm thức có chứa đựng tất cả các kỷ niệm, những ẩn ức và những mặc cảm, những đặc điểm di truyền của ta. Tiềm thức của ta nằm trong một vùng sâu kín khuất lấp nhất của bản ngã. Cũng vậy, một biểu tượng lớn đâm chồi nảy rễ vào tận sâu thẳm, ở đâu dưới đáy tâm hồn ta. Các biểu tượng dẫn đưa trí tuệ của chúng ta ra ngoài thời gian, mà lý trí của ta không ngờ tới."

Giả dụ như ta nằm mơ thấy mình ngoại tình, rồi sinh con ngoài giá thú. Lí trí của ta khi nghe thấy từ đó sẽ lập tức khoác lên mình nó những lớp vỏ mà xã hội, luân thường đạo lý tạo nên. Theo lí trí, đó là tội lỗi, là điều không thể chấp nhận được, và liên tưởng tiếp theo sẽ là sợ hãi nó như một điềm báo trước. Nhưng điều mà những lớp vỏ kia để lại trên vô thức lại hoàn toàn khác. Nó có thể đơn thuần chỉ là phản ứng của tiềm thức trước một mối quan hệ đã diễn ra trong thời gian dài mà lại đơn điệu hoặc đang có bất ổn. Trong một vài trường hợp, giấc mơ lại thể hiện ý thức tự tìm hiểu, tự nhận biết bản thân, tự yêu quý bản thân thông qua sự kết nối với một người khác phái.

Sigmund Freud, người sáng lập ra Phân tâm học, từng nói: "Việc giải đoán các giấc mơ là con đường vương đạo dẫn tới tiềm thức." Giấc mơ phát sinh từ những vùng sâu kín của bản ngã ta, buộc ta phải nhìn thẳng vào chính mình. Chúng khác nào tấm gương nội tâm phản chiếu bản thân ta. Giấc mơ có những lúc lướt nhanh qua, dưới ánh nắng ban ngày là tan mất. Nhưng cũng có những giấc mơ ám ảnh ta đến mức dai dẳng, gây ấn tượng mạnh tới mức ta không thể không tự hỏi giấc mơ có nghĩa gì. Hiểu được giấc mơ của mình, không những dẹp yên được những lo lắng đó, mà còn có thể giúp phát hiện ra những điểm không cân bằng trong cuộc sống mà tiềm thức đang nhắc nhở ta.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC