Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

2 bi kịch lớn nhất của đời người theo lời Phật dạy


Theo lẽ thường, nếu muốn mà đạt được thì phải là điều vui chứ sao lại là bi kịch? Nhưng lời Phật thâm sâu, đầy triết lý và ý nghĩa, phải tường tận với hiểu giá trị của nó.
Như ta muốn mua một món đồ, mua được rồi thấy vui thích biết bao nhiêu, nhưng chẳng bao lâu lại chán, muốn mua một món đồ khác. Cái muốn của con người không bao giờ ngừng, nối tiếp nhau dài mãi dài mãi. Vì thế mà con người lúc nào cũng có thứ để muốn, có cái phải khát khao, lao tâm khổ tứ vì nó.
Khi muốn một món nào đó, ta phải nghĩ cách giành bằng được. Nhỏ thì xin mẹ cha, lớn thì tự kiếm tiền. Không xin được thì đau khổ, không kiếm đủ tiền thì đau lòng. Ấy chính là bi kịch.
Bi kịch hơn nữa là qua một thời gian vất vả, khó khăn giành được món đồ yêu thích thì lại nhận ra nó đối với mình không còn giá trị. Lúc nhỏ thích một món đồ chơi, xin không được bèn nghĩ lớn lên kiếm tiền sẽ mua. Lớn lên kiếm được tiền rồi, món đồ chơi đó lại chẳng còn tác dụng, lại muốn mua nhà, mua xe. Nghịch lý ấy khiến con người lúc nào cũng theo đuổi thứ mà mình không thực sự trân trọng.

bi-kich-lon-nhat-cua-doi-nguoi

( Ảnh minh họa )

Đi học thì muốn được nghỉ, nghỉ rồi lại cảm thấy nhàm chán. Được cha mẹ nuôi ăn học thì muốn đi làm kiếm tiền, tốt nghiệp phải đi làm thì lại chỉ mong quay trở lại đi học. Con người không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có, đạt được thứ mong muốn rồi lại mong những thứ khác, có cái này lại đòi cái kia.
Nếu không đạt được thứ mình muốn thì trong lòng khổ sở, khó chịu, thậm chí làm đủ mọi việc để có được, kể cả việc xấu. Nhọc nhằn, vất vả muốn chiếm lấy thứ mong ước là một loại bi kịch. Lúc nào cũng mong ngóng về một thứ xa vời, không thể chạm tay tới là bi kịch.
Lòng tham tạo ra hai đại bi kịch của con người, có mới nới cũ, lòng tham vô đáy. Vì thế, muốn giải thoát khỏi bi kịch thì nghe lời Phật dạy sống thanh thản, từ bi và biết đủ. Hài lòng với cuộc sống của mình. Cố gắng vì những điều tốt đẹp nhưng không tham lam, tận hưởng quá trình phấn đấu một cách hạnh phúc.
Hai bi lịch này chính là mạch nguồn cho rất nhiều tính xấu kéo theo.
Sở thích chiếm hữu có từ ngàn xưa, thích nắm giữ quyền lực, tiền bạc và danh vọng … những thứ đem lại cho con người lợi ích và sự trọng vọng của xã hội. Không chỉ tài sản mà ngay trong cả tình yêu sự chiếm hữu này cũng hiện lên rõ nét. Không ai muốn chia sẻ người mình yêu với một ai đó. Đôi lúc dù không còn yêu nhưng bạn cũng không muốn người kia của mình đi yêu một người nào khác. Không đơn thuần chỉ là sự ích kỷ mà trong đó còn có cả sự đố kỵ và toan tính của con người.
Bất kỳ ai sinh ra cũng thích chiếm hữu, ngay cả một đứa trẻ cũng thể hiện điều này khi chúng không muốn san sẻ tình yêu thương của cha mẹ với anh chị em của chúng. Chúng luôn muốn là trung tâm của mọi sự chú ý và là “biển lớn” để nhận tình yêu thương. Khi lớn hơn một chút, chúng ta luôn muốn có những thứ tốt nhất, đẹp nhất và thứ mình thích nhất. Chúng ta thích chiếm hữu ngay cả thứ mà mình không thích nhưng một người nào đó lại khao khát có nó.
Nếu để tâm một chút bạn sẽ nhận ra mình cũng có xu hướng chiếm hữu những thứ mà người khác cần mà mình đang nắm giữ. Không dễ gì bạn cho họ đúng không? Trả giá và đánh đổi là những gì mà bạn muốn người khác làm để có được thứ mà bạn đang có.
Người có lòng tham không đáy thì mưu cầu bao nhiêu cũng không đủ. Chính vì thế nên tâm không tịnh, không bao giờ thỏa mãn. Người không biết bằng lòng thì muôn đời chịu khổ.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC