Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Cách ướp xác tiến tới nhập cõi Niết bàn của Phật giáo


Phật giáo có phương pháp ướp xác bí truyền thông qua việc nhịn ăn, sống khổ hạnh và dùng các loại thảo dược có độc tố, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Hình thức này là cánh cửa, ranh giới, thử thách cuối cùng để các nhà sư đạt tới trình độ viên mãn, nhập tịch thành Phật. 

Nhập cõi Niết Bàn là cảnh giới cao nhất của người tu hành hướng Phật. Mới đây, Mông Cổ phát hiện xác ướp một vị cao tăng, được cho là đã quy tiên trong trạng thái nhập Niết Bàn, về với thế giới Tây phương cực lạc. Cảnh sát Mông Cổ vừa ngăn chặn được một vụ mua bán bảo vật, thu giữ một xác ướp cao tăng đạo Phật từ tay những kẻ trộm cắp. Xác ướp cao tăng Phật giáo được bảo tồn hoàn hảo, trong tư thế thiền xếp bằng hoa sen. Các nhà khoa học cho rằng, cao tăng ước chừng hơn 200 tuổi nhưng cũng có ý kiến, thực ra vị cao tăng đang ở trong trạng thái chiều sâu minh tưởng, bị vây quanh bởi trạng thái thiện tu Tukdam hay còn gọi là nhập Niết Bàn.

Đức Lạt ma Barry Kerzin cho biết, nếu một người có thể bảo trì trạng thái Tukdam vượt qua ba vòng thì thân thể héo rút, chỉ còn lại tóc, móng tay và quần áo.

Lúc này, trên thân vị cao tăng có lấp lánh ánh hồng, đại diện cho việc vị cao tăng muốn tu thành “hồng thân”. Đây là trạng thái tiếp cận Phật gần nhất, nếu có thể liên tục duy trì thì sẽ thành Phật.

Các chuyên gia tuyên bố, vị cao tăng này đã viên tịch, khi còn sống suốt ngày ở Phật đường niệm Phật, tiếp thu năng lượng của Phật, ít tiếp xúc với những ô nhiễm của thế giới bên ngoài nên khi qua đời liền hình thành trạng thái tồn tại đặc biệt, không bị vi khuẩn phân giải. Đây phải chăng là sự kì diệu của năng lượng Phật? Khoa học hiện đại đã nghiên cứu ra điều gì từ hiện tượng này? Có nhiều ý kiến phản bác, và cho rằng đây chỉ là một hình thức ướp xác. Các vị cao tăng thường sử dụng hình thức này để lưu giữ thân thể, tiến về cõi Phật, coi như là đắc đạo.

Phật giáo có phương pháp ướp xác bí truyền thông qua việc nhịn ăn, sống khổ hạnh và dùng các loại thảo dược có độc tố, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Hình thức này là cánh cửa, ranh giới, thử thách cuối cùng để các nhà sư đạt tới trình độ viên mãn, nhập tịch thành Phật. Đây có thể xem là một nghi thức tôn giáo, thể hiện niềm tin của người tu hành vào Phật và là hành động mang tính chất biểu tượng cho việc vượt qua khổ ải trần gian sẽ tới miền cực lạc. Còn trên khía cạnh tâm linh, việc có hay không sức mạnh của năng lượng Phật thì vẫn còn là câu hỏi ngỏ.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC