Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Phật giáo - Bài kinh về nắm lá Simsapa


Cùng lichvansu.wap.vn tìm hiểu về văn hóa Phật giáo cũng như Kinh Phật - Bài kinh về nắm lá Simsapa nhé!.

bai kinh ve nam la simsapa

Bài kinh về nắm lá Simsapa

Một hôm Đấng Thế Tôn đang ở Kosambi trong một khu rừng toàn cây Simsapa. Ngài nhặt một nắm lá Simsapa và cất lời hỏi các đệ tử như sau:

- “Này các tỳ kheo, lá trong tay ta nhiều hơn hay ít hơn lá trong khu rừng này?"
            
Các tỳ kheo đáp rằng:

- “Lá trong tay Thế Tôn quả là ít, lá trong khu rừng này nhiều hơn".

Đức Phật lại cất lời:

- “Này các tỳ kheo, cũng tương tự như thế, những gì mà ta trực tiếp cảm nhận được nhiều hơn gấp bội những gì mà ta đã thuyết giảng. Thế nhưng tại sao ta lại không thuyết giảng những điều ấy? Chẳng qua là vì những điều ấy chẳng liên quan gì đến mục đích, cũng chẳng cần thiết gì cho cuộc sống thánh thiện, chẳng có một lợi ích nào, chẳng mang lại sự tỉnh ngộ, sự thanh thản, sự dứt bỏ, sự an bình, sự hiểu biết bằng trực nhận, sự giác ngộ và Giải Thoát. Chính vì thế mà ta không thuyết giảng những điều ấy".

Vậy thì ta đã thuyết giảng những gì?. ‘Đây là khổ đau..., đây là nguyên nhân mang lại khổ đau..., đây là sự chấm dứt khổ đau..., đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau”. Đấy là những điều mà ta đã thuyết giảng. Và tại sao ta lại thuyết giảng những điều ấy? Bởi vì những điều ấy liên quan đến mục đích, cần thiết cho cuộc sống thánh thiện, mang lại sự tỉnh ngộ, sự thanh thản, sự dứt bỏ, sự an bình, sự hiểu biết bằng trực nhận, sự giác ngộ và sự giải thoát. Chính vì thế mà ta đã thuyết giảng những điều ấy.

"Vì thế bổn phận của các tỳ kheo của ta là phải luôn suy tư: 'Đây là khổ đau..., đây là nguyên nhân mang lại khổ đau..., đây là sự chấm dứt khổ đau..., đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau".

Bài kinh thật ngắn, không nêu lên hay giải thích một khái niệm nào thuộc phần giáo lý, mà chỉ nhắc hay đúng hơn là cảnh giác các đệ tử của Ngài - Và cho cả chúng ta hôm nay - Là không được đi trệch ra ngoài những gì căn bản và thiết thực nhất trong Giáo Huấn của Ngài. Bài kinh cho thấy thật rõ rệt lời dặn bảo của Đức Phật là phải nhìn vào Giáo Huấn của Ngài qua những gì thật thiết thực, thế nhưng qua không biết bao nhiêu thế hệ chúng ta không nhìn vào những chiếc lá trong tay Ngài mà cứ muốn ôm hết lá của cây rừng. Vì thế mà Giáo Huấn của Đức Phật ngày càng trở nên đa dạng và vô cùng phức tạp, để rồi sau các giai đoạn dọ dẫm, ổn định, phát triển đã trở nên suy yếu dần.

Những động cơ nào đã thúc đẩy, chi phối và điều khiển các sự sinh hoạt của con người đưa đến tình trạng vô cùng phức tạp của xã hội ngày nay, mà chúng ta thường đồng hóa sự phức tạp ấy với sự tiến hóa của con người?. Động cơ quan trọng nhất là bản năng sinh tồn đưa đến sự tranh dành miếng ăn, của cải, động cơ thứ hai là bản năng truyền giống đưa đến tình yêu, nghệ thuật; động cơ thứ ba là bản năng sợ chết đưa đến triết học, tín ngưỡng...

Hậu quả của các thứ ấy thật hết sức đa dạng: từ các hình thức tranh dành, xung đột, các sinh hoạt "nghệ thuật" dưới đủ mọi hình thức, cho đến việc tìm kiếm một lối thoát sau khi chết. Dầu sao thì tất cả các hậu quả ấy cũng đều trực tiếp hay gián tiếp đưa đến xung đột và chiến tranh: Chiến tranh kinh tế, chiến tranh chủng tộc và chiến tranh tôn giáo.

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật đi chân đất ôm bình bát khất thực, ăn mỗi ngày một bữa, nào có cần nhà hàng sang trọng, chén bát sứ, thức ăn cầu kỳ đâu, đấy là cách mà Ngài đã hóa giải động cơ sinh tồn. Trong khi Ngài nhìn vào thân xác đầy bệnh tật và tâm thần đầy bấn loạn của chúng ta với tất cả sự thương xót và lòng từ bi hầu giúp mình hóa giải bản năng truyền giống củ, thì chúng ta lại nhìn thấy cái thân xác ấy qua phấn son, quần áo, và cái tâm thức ấy qua những thứ xúc cảm vô minh của nó.

Trong khi Đức Phật ngồi yên lặng dưới một gốc cây để trở về với chính mình, tìm hiểu nguyên nhân của sự hiện hữu của mình, của con người, hầu tìm một giải pháp để hóa giải nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu trói buộc ấy, thì chúng ta một mặt tìm đủ mọi cách bám víu vào thế giới này, và một mặt tìm cho mình một sự trường tồn nơi một thế giới khác.

"Đây là khổ đau..., đây là nguyên nhân của khổ đau..., đây là sự chấm dứt khổ đau, đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau".  Khi nào chúng ta nhận thấy được những sự thật ấy thì cũng có nghĩa là chúng ta đã khám phá được ngọn đuốc trong một góc tối tăm nhất trong tâm thức mình. Đấy là ý nghĩa của những lời di huấn của Đức Phật.

Chúng ta hãy thắp lên ngọn đuốc đó để soi sáng nơi an trú của mình, hòn đảo của mình và con đường mà mình phải bước theo. Con đường đó ở bên trong tâm thức mình, là của mình, nó có thể rất dài hay rất ngắn, tất cả là tùy nơi mình. Hoặc biết đâu mình đang bước những bước cuối cùng trên con đường và cũng sắp ném bỏ ngọn đuốc, mà mình không hề hay biết?

Nguồn gốc và ý nghĩa của Trống trong Phật giáo
 
Phật giáo - Nghi thức tổ chức hôn lễ
 
Ý nghĩa của việc sử dụng Chuông trong Đạo Phật
 
Phật giáo - Ý nghĩa của nghi thức tắm Phật
 
Phật giáo - Kinh niệm Phật Ba La Mật

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC