Phong Thủy với đời sống
 

Phong thủy âm trạch và nguyên tắc chọn đất P1


Trong lịch sử cổ đại của người Việt Nam cũng như Hồng Kông đã từng xuất hiện một tín ngưỡng truyền thống, một tập tục rất phổ biến quan niệm rằng việc chọn đất để mai táng tổ tiên hay gọi là phong thủy âm trạch, cũng như chọn đất để làm nhà cho người sống (dương trạch) có quan hệ mất thiết đối với cuộc sống tồn vong, họa, phúc của con cháu.

phong thuy am trach

Nguyên tắc chọn phong thủy âm trạch P1

Quan niệm táng tiên ấm hậu trong phong thủy âm trạch

Theo thuật phong thủy người ta thường nói: “Táng tiên ấm hậu” tức là việc chọn đất để mai táng tổ tiên để từ đó tổ tiên phù hộ cho con cháu được hưởng phúc lộc. Tất cả những hoạt động có liên quan đến việc chọn đất mai táng hoặc đất làm nền nhà được người xưa gọi là thuyết phong thủy âm trạch hoặc thuật phong thủy.

 

phong thuy am trach

Chọn long huyệt tốt trong phong thủy âm trạch

Thế đất Rồng đến có thế, phát mạch từ xa trong phong thủy âm trạch

Sách viết "Thượng địa chi sơn” là núi nơi mai táng, đặc điểm của nó là: núi non nhấp nhô trùng điệp , như từ trên trời kéo xuống , như vạn mã phóng bay, hình thành thế lai long, khí thế hùng vĩ“.Thầy phong thuỷ lại cho rằng: thế lai long lại uốn lượn uyển chuyển , là rất tốt cho sự hình thành sinh khí to lớn , cho nên trong ” Táng thiên . Nội thiên ” lại ghi : ” Địa thế nguyên mạch , sơn thế nguyên cốt, uốn lượn Đông Tây hoặc là Bắc Nam , ngàn thước là thế , trăm thước là hình . Thế đến hình dừng , là nơi toàn khí . Đất toàn khí an táng phù hợp ”.

Chính vì thế rồng đến khí thế to lớn có "Toàn khí" trong PHONG THUY AM TRACH cho nên có đặc điểm ”Đất cao nước sâu , cây cỏ tươi tốt ”. Các nhà xem tử vi, phong thuỷ thường căn cứ vào thế lai long lớn nhỏ để xác định đẳng cấp phú quý, vì vậy trong "Táng thư". Tạp thiên ” có ghi: "Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống, táng vương giả. Thế như sóng lớn núi non trùng điệp, táng thiên thừa. Thế như giáng long nước vòng mây lượn, táng tước lộc tam công. Thế như nhà cửa san sát, cây cỏ xanh tươi, táng khai phủ kiến quốc …”.

Không nói đến mối quan hệ giữa thế lai long lớn nhỏ và đẳng cấp phú quý, trong đó có nói đến núi non trùng điệp, nước vòng mây lượn, cây cỏ xanh tươi v.v …, rất rõ ràng đã thể hiện sự tìm kiếm của con người với môi trường tự nhiên đẹp đẽ. Con người hy vọng rằng sau khi chết đi sẽ trở về trong lòng của đại tự nhiên, tìm kiếm môi trường táng địa lý tưởng là biểu hiện một loại quan niệm về môi trường của người cổ đại.

Mạch Rồng "lai long thiên ý" trong phong thủy âm trạch

Thế của rồng đến thường có quan hệ với phát mạch xa xôi. Phát mạch của rồng đều ở nơi những dãy núi hội tụ, cho nên mới gọi là "Lai long thiên lý", ý nói là huyệt vị phong thuỷ thường có quan hệ với đầu nguồn của long mạch, chỉ có sơn mạch to lớn mới có thể hình thành chi long dài rộng. Như vậy rồng mới có khí thế, huyệt cũng mới có sinh khí. Khi chọn huyệt vị thì việc xem ngày tốt xấu cũng quan trọng.

Trong phong thuỷ âm trạch lấy quan hệ "Tổ tông” để biểu thị giữa can long ( rồng chính ) và chi long ( rồng nhánh ). "Địa lý giản minh" có ghi: "Nơi phát mạch của đại long phải là nơi gặp gỡ của núi cao đỉnh lớn, gọi là thái tổ, từ đó mà xuống, lại có đỉnh cao, gọi là thái tông, thế núi quanh co uốn khúc, lại có đỉnh cao, gọi là thiếu tổ. Từ đây núi thiếu tổ đi xuống, có cao có thấp, nhưng lấy tiết tinh thứ nhất đặt đằng sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu".

Vì vậy, khi xem thế núi trong phong thủy âm trạch phải xem kỹ hình thế của thái tổ, thái tông, thiếu tổ, thiếu tông, phụ mẫu, sau đó mới trên cơ sở núi phụ mẫu và dựa theo lý luận thai tức dựng dục của người để tìm nơi tồn tại của sinh khí, tức là tìm huyệt.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC