Phong Thủy với đời sống
 

Vua Gia Long và kiến trúc kinh thành Huế


Kinh Thành Huế do vua gia long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốt về cuộc đất thuận tiện để xây dựng chính là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với học thuyết phong thuy âm dương ngũ hành của Dịch học Trung Hoa cùng với những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban.

vua gia long

 Vua Gia Long và kiến trúc kinh thành Huế

Trong cuộc trao đổi với một người trong hoàng tộc rất uyên thâm về dịch học, lý số, phong thủy chính là học giả Vĩnh Cao theo 4 ý chính đó là:

Kinh Đô xưa do Vua Gia Long dựng đều hướng về phía Nam

Kinh đô, theo quan niệm phong thủy ngày xưa đều hướng về Nam nhưng ngay tại vùng Thừa Thiên, mạch núi Trường Sơn, đặc biệt là quần sơn kề cận kinh đô cho đến dãy Bạch Mã đều chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam. Dựa vào thế đất ấy, kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất.

Vua Gia Long đặt kinh thành dựa trên thuyết ngũ hành

Theo thuật phong thủy thì bất cứ một ngôi nhà hay cung điện gì thì ở phía trước gọi là chu tước (chim sẻ đỏ) thuộc hướng Nam, hành hỏa. Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. VUA GIA LONG đặt kinh thành dựa theo hướng thiên nhiên, dùng ngũ hành, sinh khắc trong tu vi chế hóa để sửa đổi, tạo thế quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố tri cung điện.

Kinh thành được Vua Gia Long bố trí đúng nguyên tắc

Phong thủy cũng quan niệm rằng: phía Tây thuộc về chủ, phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè, ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại… tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng, phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Từ đó, việc bố trí các cung điện, dinh thự… trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bổ chức năng.

Vua Gia Long chọn kinh thành tại vùng đất có nước phủ bốn bề

Kinh thành Huế được Vua Gia Long xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề, theo phong thủy là nơi tụ thủy, đất phát tài. Nhưng phía Tây kinh thành lại có khí núi xung sát, sông Hương uốn khúc vì thế hành kim rất vượng. Điều này sẽ có hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại…, kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế.

>> Xem thêm tu vi tuoi hoi

Vua Gia Long vận dụng dịch lý và thuật phong thủy bên bờ sông Hương

Bốn điều do học giả Vĩnh Cao lưu ý trên đây, đều xuất phát từ sự vận dụng dịch lý và thuật phong thủy vào địa hình cụ thể của Huế. Trước hết, hướng của kinh thành Huế do Vua Gia Long dựng quay mặt về Đông nam là do địa hình chi phối, vì nếu quay về hướng chính Nam như thường thấy Huế sẽ “lập với con sông Hương chảy theo hướng Tây nam – Đông bắc, ngang qua kinh thành một góc ước khoảng 45 độ, các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ… sẽ không còn giá trị. Trong khi đó, quay mặt về hướng Đông nam, kinh thành Huế sẽ có con sông Hương làm yếu tố Minh đường và hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên. Thật vậy, theo GS. Nguyễn Thiệu Lâu, đảo Thanh Long và đảo Bạch Hổ cùng quay đầu về kinh thành để các luồng âm và dương thổi qua bảo vệ”.

Nói rõ hơn: “Sông Hương theo cách nhìn địa lý cổ, là một dòng sông chảy ngược từ phía Nam lên phía Bắc. Theo quan niệm trong Kinh dịch thì gốc của thủy phải ở phía Bắc và chảy về Nam (khởi từ Khảm và tụ về Ly). Tất nhiên, ở Huế, dòng chảy của sông Hương do địa hình quy định, phía Nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu trạch. Hai dòng nước này hợp lại ở thượng nguồn sông Hương, giữa 3 khu núi cao là Kim Phụng, Thiên Thọ và núi Vưng. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.

Dòng sông Hương trong lặng tỏa rộng về phía Bắc ra cảng Thuận An. Dòng nước uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Theo sách “Địa đạo diễn ca” của Tả Ao thì long mạch uốn lượn gấp khúc càng nhiều thì càng chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành).

Những loại mạch sơn cước như vậy khi xuống thấp thấy hiền hòa hơn, chính là nơi tạo ra những huyệt địa kết phát. Vua Gia Long đã chọn được khu vực tốt cho việc xây thành, lập kinh đô. Thành có án, có tả thanh long, hữa bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành”.

Kinh thành được Vua Gia Long chuẩn bị rất kỹ lưỡng

Khi Vua Gia Long “khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử cấm thành ngày 9.5.1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1.5.1803, ngày “Ất Vị”, ông đã phân định La thành, xem ngay tot xau thấy ngày “Quý Vị” 28.5.1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Vua Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới…Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràng các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt.

Vua Gia Long cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: họ chọn ngày tốt và ngày hôm đó họ cũng thực hiện một thao tác quan trọng bậc nhất, đó là việc thượng lương. Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên, nhưng ngày hôm đó không chính xác là ngày khởi công. Vì thế nên hiểu ý nghĩa của ngày tháng được nêu trong văn bản về các việc xây dựng kinh thành Huế”.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC