Phong tục tập quán
 

12 điều cần kiêng kỵ trong tang ma phải nhớ


Nói đến Tang ma là nói đến sự đau buồn của tang chủ nhưng cũng là điểm lành cho người ra đi tới nơi thanh tao suối vàng. Dân ta có câu “Sinh dữ; Tử Lành” ; vì vậy mà phong tục của một số vùng miền trên đất nước ta nếu gặp tang ma đầu năm mới là một điềm lành mang lại nhiều may mắn cho người tới dự tang mang.

12-nhung-kieng-ky-trong-tang-ma-can-nho

Tuy nhiên cũng không có ít nhiều điều cần kiêng kỵ trong tang mang, cụ thể:

  1. Kiêng đem thi hài của người chết ở nơi khác vào làng: Theo quan niệm dân gian, người chết thuộc về cõi âm, nếu mang thi hài của người tắt thở ở nơi khác vào làng là đã mang âm khí vào làng, gây tai họa cho cả làng. Vì vậy, trong trường hợp có người chẳng may tắt thở ở nơi khác thì gia đình phải dựng lán ở ngoài đồng, quàn thì hài thân nhân và tổ chức tang lễ ở đó.
  2. Kiêng để nước mắt rơi vào thi hài người chết: Dân gian ta quan niệm rằng: “sống gửi, thác về”, có nghĩa là con người sống ở trần gian chỉ ngắn ngủi, tạm bợ, khi chết đi thì bắt đầu một cuộc sống mới khác ở cõi vĩnh hằng. Vì vậy mà phải để cho người chết được thanh thản ra đi. Nếu ai để nước mắt khóc thương rơi vào thi thể người quá cố thì sẽ làm cho họ lưu luyến cuộc sống trần gian nên linh hồn không được siêu thoát, cứ luẩn quẩn, ám ảnh bên người đó khiến cuộc sống của họ gặp nhiều bất trắc.
  3. Kiêng mai tang vào những ngày trùng tang, vì người xưa tin rằng mai táng vào ngày đó sẽ có thần trùng về bắt con cháu trong nhà đi nên những ngày đó trong nhà sẽ liên tiếp có người chết.
  4. Cha mẹ kiêng đi đưa tang con cái. Sở dĩ dân gian ta kiêng việc cha mẹ đi đưa tang con cái vì đây là một việc làm trái với lẽ thường. Con cái phải phụng dưỡng, tiễn đưa cha mẹ,. Những nhà có người chết trẻ (con chết trước cha mẹ) được xem là một sự vô phúc, người ta xem người con chết trẻ là bất hiếu với cha mẹ. Vì vậy mới có câu “Người đầu bạc không đi tiễn kẻ đầu xanh
  5. Kiêng mặc quần áo thừa và nằm giường của người chết: quần áo và giường nằm là những vật thân thiết đối với người chết lúc sinh thời. Vì vậy, mà khi đã sang thế giới bên kia, người ấy vẫn nhớ tới những vật dụng này của mình. Nếu ai lấy những vật dụng đó của người chết để dùng thì sẽ bi âm hồn của người chết về đòi lại và làm cho ốm đau quặt quẹo, thạm chí có thể bắt theo. Vì vậy, người ta thường đem đốt tất cả quần áo, giường nằm và cả một số vật dung quen thuộc của người chết.
  6. Kiêng không cho người chết mang theo đồ vật của người sống vì những đồ vật của người sống được người sống sử dụng rồi và mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi, tức là đã chôn một phần hơi của người sống khiến cuộc sống của người này không được trọn vẹn.
  7. Kiêng không cho chó, mèo, chuột đến gần thi hài người chết khi chưa nhập quan. Theo quan niệm cũ nếu những con vật này nhìn vào mắt người chết thì sẽ xảy ra hiên tượng quỷ nhập tràng, tức là những con vât này biến thành quỷ đội lốt người đi ăn thịt những người đang sống trong nhà. Thực tế thì các con vật này không thể biến thành quỷ ăn thit người, nhưng đã từng có hiện tương mèo nhảy qua xác người chết làm người đó đứng thẳng dậy rồi lai đổ xuống ngay nên dân gian rất sợ, cho rằng quỷ nhập tràng. Ngày nay, khoa học đã giải thích hiện tương trên là do hai dòng điện âm dương sẽ hút nhau nên mới xảy ra hiện tượng nói trên.
  8. Kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân bị tai nạn sông nước vào nhìn thấy họ khi đang đươc cứu chữa. Theo quan niệm xửa, khi người bị tai nạn sông nước đang được cứu chữa mà để cho cha mẹ, con cái vào thì sẽ không thể cứu chữa đươc nữa.
  9. Kiêng tháo dây thừng cho người chết vì thắt cổ: Nếu có người thắt cổ chết, người ta tuyệt đối không được tháo dây dừng để hạ tử thi rơi xuống mà phải lấy một con dao to và sắc chém đứt sợi dây để tử thi rơi xuống. Người xưa cho rằng sợi dây thắt cổ là sợi dây oan nghiệt, nếu tháo sợi dây để hạ thi hài xuống thì thần thắt cổ vẫn còn theo đuổi gia đình này để mỗi đời bắt một người bằng cách tự thắt cổ chết. Còn nếu chém đứt sợi dây là đã trừ khử được thần thắt cổ, cái chết oan nghiệt nói trên sẽ không còn xảy ra với gia đình đó nữa.
  10. Trong nhà có tang thì mọi người kiêng dùng đồ màu đỏ hay đồ có màu sắc sặc sỡ, con cháu kiêng ăn mặc đẹp đi dày dép, trang điểm
  11. Trong nhà có đại tang thì con cháu đến tuổi dựng vợ, gả chồng phải kiêng đủ 3 năm mới được tổ chức cưới hỏi
  12. Trong nhà có đại tang thì con cháu trong gia đình phải kiêng không được đến nơi đình đám, hội hè, cưới hỏi; kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Vì nếu đến các nơi đó thì sẽ mang sự lạnh lẽo, u ám, không may mắn đến người khác.

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC