Phong tục tập quán
 

Bán khoán là gì? Tại sao lại bán khoán con vào chùa, có nên hay không?


Việc bán khoán con vào Chùa hay không là còn phụ thuộc vào ngày giờ sinh của bé có phạm xấu không hoặc cung mệnh (chứ không phải mệnh nhé) và cung mệnh của bố hoặc mẹ có khắc nhau không, chẳng hạn cung mệnh con và bố hoặc mệnh phạm vào Tuyệt mạng (chết chóc) thì nên bán khoán con vào Chùa.

Bán khoán con lên chùa là gì?

Nên nhớ rằng, bán khoán con vào Chùa là gửi con cho Đức Phật, cho Đức Ông, Đức Thánh Trần (Hưng Đạo) hoặc Tam Toà Thánh Mẫu chứ không phải là gửi con cho thầy sư trụ trì nhà Chùa đó, để chư phật thánh gia ân bảo hộ cho con mình. Hoặc cho nhà nào đó nhận con nuôi cũng là cho con mình gia nhập vào dòng họ nội của nhà đó chứ không phải là cho con mình cho một ai cụ thể nào đó của nhà này nuôi.

Tất cả đều là tâm linh. Đây là một biện pháp hoá giải điều không hay cho con mình và gia đình mình. Đến năm 13 tuổi hoặc 18 tuổi là tuổi thành niên thì chuộc con về. Điều này không ảnh hưởng gì đến công danh sự nghiệp của con cả. Mọi người đừng hiểu nhầm. Đây là ý kiến của một vị Hoà thượng mà tôi được nghe.

 

Bán khoán con lên chùa là gì

Mong quý vị chú ý cho. Còn nếu con không phạm gì xấu, cũng không khắc cung mệnh với bố hoặc mẹ thì không cần bán khoán hoặc cho người khác nhận con nuôi làm gì. Trẻ con dưới 3 tuổi ốm đau là chuyện bình thường. Miễn sao chăm sóc con tốt nhất là được rồi, kể cả bán khoán con vào Chùa mà chăm sóc con không tốt thì cũng không có ý nghĩa gì cả. 

Vì sao phải bán khoán con lên chùa?

Trong dân gian , khi đứa trẻ sinh ra phạm vào giờ hung như : Giờ thiết xà , giờ kim tỏa , giờ Quan sát , người ta thường đem lên chùa bán khoán cho các vị thánh như : Đức Thánh Trần , Đức Phạm Ngũ Lão , Đức Ông ….

Thường thì xưa và nay , người ta bán khoán cho Đức Ông , ở chùa có tượng mặt đỏ , trùm vải đỏ , trông nghiêm nghị đầy thần khí , đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi Chùa .

Bán khoán tiến hành như thế nào?

Khi tiến hành bán khoán , bố mẹ đứa trẻ lên chùa ( hay vào đền . nếu bán của Thánh ) nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết sớ , ghi rõ tên tuổi đứa trẻ , ngày tháng / năm sinh / giờ sinh / bán cho Đức Thánh tên là gì ….Kèm theo mâm lễ vật (

Thường là lễ mặn : Xôi gà , trầu rượu , vàng hương ), đặt lên ban thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới , khi cúng xong ( cháy 2/3 hương ) thì đem hóa vàng sớ .

Thời gian bán khoán từ 10-12 năm có khi tới 20 tuổi . sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi .

Trong thời gian làm con nuôi Đức Thánh các ngày lễ trọng đại hàng năm như : rằm tháng Giêng , rằm tháng Bảy , Tết nguyên Đán , bố mẹ đứa trẻ khi đã lớn đến Đền , Chùa , thắp hương thắp hương khấn lễ “ cha nuôi “

Giờ xấu và cách tính vì sao phải bán khoán con lên chùa

Theo dân gian những đứa trẻ sinh vào giờ sau thì phạm vào giờ hung bán khoán :

1- Phạm giờ Thiết Xà

  • Sinh năm : Dần , Ngọ , Tuất : Sinh giờ Tỵ
  • Sinh năm : Tỵ , Dậu , Sửu : sinh giờ Dần
  • Sinh năm : Thân Tý Thìn : sinh giờ Tỵ
  • Sinh năm : Hợi , Mão , Mùi , Thìn : Sinh giờ Mùi

2- Phạm giờ Kim Tỏa

  • Tháng giêng : sinh vào giờ Thân ,giờ Mão
  • Tháng 2 : sinh vào giờ Thìn
  • Tháng 3 : Sinh vào giờ Mão
  • Tháng 4 : Sinh vào giờ Dần
  • Tháng 5 : Sinh vào giờ Sửu
  • Tháng 6 : Sinh vào giờ Tý
  • Tháng 7 : Sinh vào giờ Hợi
  • Tháng 8 : Sinh vào giờ Tuất
  • Tháng 9 : Sinh vào giờ Dậu
  • Tháng 10 : sinh vào giờ Thân
  • Thánh 11 : Sinh vào giờ Mùi
  • Tháng chạp : Sinh vào giờ Ngọ

3- Phạm giờ quan sát

Phạm giờ Quan Sát, trẻ con hoặc hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cách tính chỉ dựa theo giờ, tháng sinh theo bảng dưới đây:

  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Giêng: Sinh giờ Tị sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Hai: Sinh giờ Thìn sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Ba: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Tư: Sinh giờ Dần sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Năm: Sinh giờ Sửu sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Sáu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Bảy: Sinh giờ Hợi sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Tám: Sinh giờ Tuất sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Chín: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười: Sinh giờ Thân sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười Một: Sinh giờ Mùi sẽ phạm giờ “quan sát”.
  • Nếu trẻ sinh vào Tháng Chạp: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “quan sát”.

3. Giờ Diêm Vương

Phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính giờ Diêm vương theo tháng và giờ sinh như sau:

  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Sửu, Mùi sẽ phạm giờ “Diêm vương”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Thìn, Tuất sẽ phạm giờ “Diêm vương”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý, Ngọ sẽ phạm giờ “Diêm vương”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão, Dậu sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

4. Giờ Dạ Đề

Thường bị trì trệ về khí huyết gây mệt mỏi, đêm trẻ hay giãy đạp kêu khóc.

Cách tính:

  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “Dạ đề”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “Dạ đề”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “Dạ đề”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

5. Giờ Tướng Quân

Phạm giờ này trẻ em thường bị bệnh, khi nhỏ hay khóc dai, khi lớn mặt mũi hiền lành nhưng tính khí bướng nghịch nhưng giờ này nhẹ ít đáng lo ngại.

Cách tính:

  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Thìn, Tuất, Dậu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Tí, Mão, Mùi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Dần, Ngọ, Sửu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.
  • Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Thân, Tị, Hợi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

Bạn kiểm tra lại xem ngày giờ sinh của con mình có phạm vào các giờ hung trên hay không rồi quyết định nhé.

Ngoài ra nếu bạn còn lo lắng thì hằng ngày bạn nên niệm Phật, trì chú Đại Bi , làm nhiều việc thiện, tránh làm điều ác. Như vậy sẽ rất tốt cho bạn và gia đình.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC