Phong tục tập quán
 

Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo


Hình ảnh hoa sen chính là một trong những biểu tượng gắn với truyền thống Phật giáo, người Việt Nam khá quen thuộc với hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen.

hoa sen trong phat giao

Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo

Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo

Theo truyền thuyết trong Phật giáo, sau khi đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. Rồi mỗi lần đến chùa, khi nhìn lên bàn Phật, thấy tượng của đức Phật ngồi trên tòa sen.

Như vậy có thể nói rằng, hoa sen là hình ảnh, hài hòa, đặc trưng của một chu trình sống trong 8 cánh hoa, sinh ra từ bóng tối, bùn nhơ mà bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. 8 cánh hoa của sen cũng là 8 đặc tính tiêu biểu, để hiểu được một phần nào về sự chuyển hóa và thành tựu trong việc học Phật.

1. Không ô nhiễm

Sống trong bùn lầy đầy dơ bẩn, nhưng hoa sen vẫn tự lực cánh sinh để vươn mình lên khỏi mặt nước cho hoa, dâng hương thơm tặng đời. Bùn thường được xem là hình ảnh xấu xa, dơ dáy, ô nhiễm. Còn màu trắng hay vàng hoặc đỏ hường của những cánh hoa sen là sự biểu trưng của những đặc tính thuộc về tinh khiết, sang trọng, khoan dung. Không những trong Phật giáo mà ngay cả đời thường hoa sen được sử dụng rất nhiều ví dụ như trong điêu khắc, hội họa, tranh ảnh trong phong thủy nhà ở, các khu sinh thái...

Những hình ảnh trên là những ý nghĩa, để nói lên sự nhẫn nại, rèn luyện của việc tu theo Phật giáo, cho dù sống trong bất kỳ môi trường khó khăn nào, cũng nên cố gắng khắc phục vượt qua để đạt được sự thành tựu cho chính mình và cho người, mà điều này có thể thấy và kiểm chứng được qua đời sống của đức Phật.

Ngài ra đời và sinh hoạt trong dòng đời, nhưng Ngài không bị nhiễm vào những phiền não của xã hội do con người tạo ra. Ngược lại, Ngài còn tìm cách hướng dẫn con người thoát ra biển khổ bằng sự tỉnh thức của chính Ngài.

Phật tánh là những đóa hoa sen không bị ô nhiễm sẵn có trong mỗi người, chỉ cần biết phát huy nó một cách nghiêm túc, trong việc tu tập cá nhân ở mỗi ngày, thì nó sẽ tặng cho mình cũng như cho những người sống chung quanh những hương thơm, tinh khiết, hoàn hảo, để mở rộng niềm hạnh phúc thật sự ngay bây giờ.

>> Xem thêm về tử vi 2015

2. Thanh lọc, lắng cặn, tẩy các chất độc

Đây là một chức năng đặc biệt của sen, bởi vì, dù sống trong bùn sình hôi hám, nhưng lá và hoa của sen không dính bùn dơ và chỗ nào sen mọc, thì ở đó nước lắng trong.

Hình ảnh này trong Phật giáo là ý nghĩa để nói lên sự giáo dục chân thực, bằng việc trau dồi đức hạnh, những phẩm chất tốt, và cung cách cư xử đúng đắn, trong đời sống thực tế hằng ngày cũng rất là lợi ích.

Nhịp sống ngày nay, do thói quen ăn uống thừa chất, ít vận động và môi trường bị ô nhiễm, mà gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo. Nếu thích bảo vệ tấm thân được khỏe mạnh, thì nên thường xuyên thanh lọc cơ thể, bằng những cách loại bỏ đi những gì có hại cho cơ thể.

Hiện thân của sự sống sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy, mà hoa sen hé nở và mở rộng những cánh hoa của nó, để thoáng lên một làn hương tinh khiết, như lời ca ngợi về sự sống thanh xuân, qua sự biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những chất dơ, bằng thân rễ của chính mình. Đây cũng chính là biểu tượng của sự chuyển hóa và thành tựu cho việc đi theo con đường Phật giáo. Một hạnh phúc an lạc có ngay bây giờ, khi tâm thân lắng đọng, trong sạch thanh tịnh.

3. Trong Phật giáo hoa sen thể hiện sự kiên nhẫn, đợi chờ

Sen là loại thực vật có hoa, hạt kín, phôi của hạt gồm có rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. Sau quá trình thụ tinh, noãn sẽ biến thành hạt. Trong tác phẩm “Nguyên lý hình thành và nẩy mầm của hạt giống” do Tiến sĩ sinh học, nhà xem phong thủy K. E. Ovtsarov biên soạn, xuất bản năm 1976 tại Moskva có nói : Ở gần Tokyo người ta đã tìm thấy chiếc thuyền độc mộc nằm ở trong đất 3.000 năm. Các hạt sen nằm ở trong (thuyền) đó về sau đã nẩy mầm và mọc thành cây.

Trong Phật giáo hoa sen cũng là một ý nghĩa của sự kiên nhẫn, đợi chờ, mặc dù không được phát triển trong những điều kiện thích nghi, nhưng khả năng sống của hạt sen vẫn còn tồn tại trong phôi của hạt, bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi một cách tự nhiên của chính mình, dựa vào những môi trường chung quanh, để tạo ra những điều kiện cơ bản cho quá trình duy trì sự sống và sinh trưởng.

Qua hình ảnh trên cho thấy kiên nhẫn tích cực làm việc để đạt được kết quả như mong muốn là điều tốt đẹp nên làm. Nhưng sự thật của các kết quả như mong muốn, đòi hỏi phải có thời gian, phải trải qua nhiều quá trình tiến triển theo từng giai đoạn như: có những lúc phài hành động, nhưng cũng có những thời điểm cần phải biết chờ đợi. Bởi vì sự thành công hoàn thành một cách đúng nghĩa, chỉ đến khi có những quyết định hợp lý, đúng lúc.

Từ giấc ngủ dài của các hạt sen trong chiếc thuyền bị chôn vùi trong lòng đất, cho đến khi gặp được các điều kiện thuận lợi, để phục hồi tái sinh cũng là một sự chứng minh của nhân và duyên trong Phật giáo. Bởi vì, những thành quả tốt đẹp đạt được, không chỉ phụ thuộc vào bản thân hay công sức của chính mình, mà còn cần đến, việc học cách sống hiểu biết và chấp nhận thực tế trong mối quan hệ với những hoàn cảnh chung quanh.

Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp. Hình ảnh của sen qua 3 giai đoạn sinh trưởng này rồi cho hoa. Đây cũng là một ý nghĩa giúp cho người theo Phật giáo, để tự diệt tham, sân, si mà đạt đến tự tánh thanh tịnh của chính mình trong đời sống bằng sự kiên nhẫn.

Khi gặp khó khăn mà có tính kiên nhẫn, thay vì nổi nóng, hãy tự nhắc mình nhớ đến hình ảnh của hạt sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, do đó mình không nên làm theo những hậu quả xấu của các hành động sân si để hại thân.

Đứng trước bất kỳ các khó khăn nào, hãy nên dùng sự kiên nhẫn và bao dung, mà gánh chịu đau khổ tạm thời, còn hơn là phải hối hận ăn năn suốt đời vì làm những việc thiếu suy nghĩ.

Sen nở hoa là do sự hợp tác giữa hạt, thân, rễ của nó và thiên nhiên. Cho nên muốn đạt được tự tánh thanh tịnh cho chính mình, là phải tự tập tánh kiên nhẫn đến mức độ cao nhất qua sự hợp tác của nhẫn nhục và nhẫn nhịn.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC