Phong tục tập quán
 

Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt


Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", v.v. Người Việt Nam hãnh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị Quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê hương". Hiện nay không chỉ trong các trường học, lễ tết, hay trong hôn nhân, xem ngày cưới hỏi vẻ đẹp của chiếc áo dài lại càng được tôn vinh.

Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Lịch sử ra đời của chiếc áo dài

Về lịch sử ra đời, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm, áo dài viết bằng chữ Nôm là 襖長.

Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu nét đẹp tinh khôi thướt tha của chiếc áo dài mạng đậm bản sắc của dân tộc, nét đẹp được tôn vinh trên những trang phục áo dài trong các hội thi... Các cụ có câu: "Người đẹp vì lụa". Đúng vậy cũng không nên vì vẻ đẹp của lụa mà để quần áo che khuất con người, biến con người thành những cái mắc áo, hay những cây cọc di động, chỉ để nhằm đeo vắt những bộ cánh diêm dúa và phù phiếm...sẽ làm mất đi vẻ đẹp tao nhã và hiền dịu nết na. Áo dài hiện đại được thiết kế thon gọn và ôm sát người hơn. Nó bao hai tà trước và sau kéo dài từ cổ xuống đến mắt cá chân và trùm lên chiếc quần ống rộng có gấu chạm đất. Để có một chiếc Áo dài thật đẹp, vừa vặn, người may cần nắm rõ số đo cơ thể của từng người. Áo dài phải được may thủ công từng cái một ở cửa hàng. Chất liệu may Áo dài cũng phong phú và đa dạng, được kết hợp từ những tấm vải mẫu và thường trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu hoa văn, màu sắc rất hài hòa theo phong thủy.

Trang phục của người Việt ta rất đẹp. Có lẽ hoàn hảo nhất chính là chiếc áo dài phụ nữ. Hình như chính cơ thể chị em đã tôn chiếc áo lên. Và rồi chính chiếc áo cũng tôn vẻ đẹp của chị em. Đó là sự cộng hưởng và kết hợp hài hòa mà tạo hóa đã bạn tặng cho phụ nữ đúng vậy. Nét đẹp thuần khiết trong trang phục áo dài

Chiếc áo ôm lấy người, bó sát như dính bết vào người. Mọi đường cong, nét uốn, cả cái vẻ rừng rực của cơ thể đều phơi ra hết. Phơi ra mà vẫn kín đáo. Kín mà lại hở phô trương khoe vẻ đẹp hấp dẫn. Nét mềm mại của các cô gái.

Không chỉ đàn ông mê. Đàn bà cũng say đắm. Bà Blaga Dimitrova, nữ thi hào Bulgaria nổi tiếng thế giới, ngắm chị em ta trong những bộ trang phục, phải thốt lên: "Bây giờ thì tôi tin, các thiên thần là có thực". Không chỉ thích tấm áo dài, bà còn yêu cả tấm quần lụa. Chị em đi xe máy, đi xe đạp, hay chỉ đơn giản thả bộ trên hè phố, dải quần lụa bay lất phất về phía sau, trông cứ như đôi cánh mỏng, bà Blaga ngỡ ngàng: "Hình như người phụ nữ Việt Nam không đi, mà họ đã bay bằng chân, và bay trên mặt đất".

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari... Còn phụ nữ Việt Nam, từ ngày xa xưa cho đến nay vẫn mãi mãi song hành với chiếc áo dài truyền thống duyên dáng và thướt tha. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC