Phong tục tập quán
 

Chiếc khăn piêu trong văn hóa người Thái


Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo trong phong tục tập quán của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi có dịp tiếp xúc.

Cùng tìm hiểu về chiếc khăn piêu của người Thái

Hiện nay, tuy cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái có nhiều thay đổi; song đối với người phụ nữ dân tộc Thái nói chung bộ trang phục váy, áo cóm, cúc bướm, xà tích, chiêc khăn piêu luôn được trân trọng và lưu giữ. Đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái từ xưa đến nay.

chiếc khăn piêu

Chiếc khăn piêu trong văn hóa người Thái

Chiếc khăn piêu là một trong những loại thổ cẩm nổi tiếng của người Thái và là một biểu hiện độc đáo của văn hóa Thái. Piêu trong tiếng Thái có nghĩa là khăn đội đầu, nhưng người Việt từ lâu vẫn quen gọi là khăn piêu. Người Thái ở nước ta có hai loại khăn piêu: loại khăn piêu được trang trí hoa văn và loại khăn thường, màu đen hay màu trắng.

Chiếc khăn piêu được phụ nữ Thái sử dụng suốt bốn màu sắc nhìn rất hài hòa trong thuật xem phong thủy của người Thái. Piêu không chỉ để giữ ấm mái đầu trong những ngày đông giá rét mà còn để che nắng, che mưa trong mùa hè nóng nực. Hơn cả chiếc nón của người Việt.

Khăn piêu là một sải vải nguyển khổ dệt từ loại bông cỏ. Vải được chọn làm khăn piêu là những tấm vải sợi nhỏ, đều, mặt vài mịn màng. Phần lớn những chiếc khăn piêu đều có một khuôn khổ gần bằng nhau thường có độ dài từ 1m50 đến 1m60 với khổ rộng từ 30-40cm.

Chiếc khăn piêu muốn đẹp phải do nhiều yếu tố tạo nên. Trong đó, chỉ mầu để thêu khăn đóng một vai trò quan trọng.

Nếu tấm vải làm khăn là loại vải dệt từ sợi bông thì chỉ để thêu xéo khăn lại thường là sợi tơ tằm. Đó là loại sợi chỉ thêu truyền thống của người Thái. Chỉ tơ tằm vừa bền sợi, vừa bền màu. Đặc biệt là dùng sợi tơ tằm làm chỉ thêu thì sắc mầu sẽ óng nuột và mượt mà, tăng thêm vẻ đẹp nhuần nhị của các họa tiết thêu trên khăn.

Xưa kia người Thái thường nhuộm chỉ bằng các màu thực vật như cây “phang” nhuộm thành màu đỏ, củ nghệ và cây hem là một loại rễ củ cũng cho màu vàng v.v…. Vì màu vàng theo quan niệm ngũ hành trong thuật phong thủy nhà ở đem lại sự thịnh vượng và no đủ cho người Thái. Trước khi nhuộm, các con chỉ được giặt qua nước lã rồi đem ngâm vào nước chua: lá me, lá sấu hay nước măng để lâu năm… Theo quan niệm của người Thái thì có ngâm vào nước chua mầu sắc của sợi chỉ mới bền.

Chiếc khăn piêu tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương, nhất là phụ thuộc vào khiếu thẩm mĩ và sở thích của từng người. Khăn piêu ở vùng Yên Châu khác với chiếc khăn piêu ở vùng Mai Sơn, Sơn La hay với Điện Biên. Sự khác biệt đó do đồ án hoa văn thêu trên hai đầu khăn quy định hoặc có khi do cả môtíp hoa văn trang trí trên khăn.

Khi thêu khăn, người ta thường bắt đầu từ mảng hoa văn chủ đạo ở giữa đồ án rồi mới thêu dần ra xung quanh. Sau khi thêu xong toàn bộ đồ án hoa văn mới đính thêm các phần cút piêu, cóp piêu và hu piêu. Các phần phụ này thường làm tăng thêm vẻ rực rỡ cho chiếc khăn piêu.

Cóp piêu là dải vải màu (thường là vải màu đỏ) dùng viền thêm vào cạnh bốn góc vuông ở hai đầu chiếc khăn piêu. Khi viền đến các góc vuong ở mỗi đầu khăn, người ta chừa một phần dải vải cóp piêu để tết thành hu piêu (tai piêu). Tai piêu trông tựa như một bông hoa ba cánh trón xòe ra từ các đỉnh góc vuông ở mỗi đầu khăn. Có một số người còn thích đính thêm những túm chỉ mầu vào tai piêu làm tua thêm sặc sỡ.

Trên nền cóp piêu ấy, người Thái đính thêm các chùm cút piêu. Số lượng chùm cút piêu nhiều hay ít là tùy thuộc vào sở thích của từng người thêu. Nhưng, số cút piêu trong một chùm lại do chiếc khăn đang thêu quy định. Những chiếc khăn sau khi xem ngày cưới hỏi và vợ muốn tặng nhà chồng phải có số lượng cút nhiều hơn chiếc piêu để dùng thường ngày. Thông thường, số cút piêu để dùng hay piêu các em gái chỉ có hai hay ba cút. Còn CHIẾC KHĂN PIÊU để làm tặng phẩm thì số lượng cút phải có từ ba trở lên.

Chiếc khăn piêu kết hợp được sự hài hoà các đường nét, màu sắc núi đồi, hoa lá. Mỗi khăn piêu đều in dấu ấn cá tính, khả năng nữ công của chính con người tạo ra nó. Khi đã tìm hiểu nhau rồi, đi đến đính ước, thì khăn piêu trở thành vật tín. Piêu là quà biếu khi về nhà chồng, là sợ dây tình. Và cũng có thể là vật dâng cúng trong ngày lễ.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC