Phong tục tập quán
 

Cúng sao giải hạn - có mê tín không?


Cúng sao giải hạn, dâng cúng sao giải hạn đầu năm đã là một thông lệ quen thuộc của người dân Việt Nam trong ngày Rằm Tháng Giêng (15/01 âm lịch)

Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng thường gọi là Lễ Thượng Nguyên, đa số người Việt Nam chúng ta thường cúng sao giải hạn tại chùa hay tại nhà để cầu giải trừ tai ương, tật bệnh trong năm.

Nội dung thì vẫn vậy, nhưng hình thức theo thời gian thì đã biến chuyển. Thôi tạm không bàn đến vấn đề này, Phú Quý sinh Lễ Nghĩa, Âu cũng là cái Liễn.
Nhưng riêng về nghi lễ này, một số người không hiểu có Nghi lễ dâng sao giải hạn này trong Kinh Phật, Nghi Quỹ Phật Giáo làm gì có.

Nhân dịp năm mới vừa qua, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi thức Cúng Sao gọi theo danh từ nhân gian. Trong Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam thường gọi là Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn.
------------------
Theo sách Phật Giáo Đại Tạng kinh Trường Tế Mục Lục có ghi một số kinh sách liên quan đến “Sao” như sau:

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cập Chư Thiên Sở Thuyết Cát Hung Thời Nhật Thiện Ác Tú Diệu Kinh, Chư Tinh Mẫu Đà La Ni Kinh, Phật Thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni Tinh, Tú Diệu Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Tụng Niệm Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Bí Yếu Nghi, Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh, Thất Diệu Nhương Tai Quyết, Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Pháp… Ngoài ra trong sách Nhị Khóa Hiệp Giải, khi nói đến 16 vị Đại Đệ Tử của Phật trong kinh Di Đà c̣ hai ngài liên quan đến tinh tú đó là Ngài Ly Bà Đa và ngài Kiếp Tân Na và rải rác trong nhiều kinh sách khác như kinh Ma Đăng Già, Xá Đầu Luyện Thái Tử Nhị Thập Bát Tú, Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương. . .

Tinh tú có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến con người?

Lẽ dĩ nhiên là mọi vật chung quanh chúng ta, hay xa hơn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú v.v… đều có ảnh hưởng đến mỗi một chúng ta. Theo phép thiên văn Ấn Độ ngày xưa tinh tú c̣n gọi là tú diệu trong đó phân chia ra Nhị Thập Thất Tú (27 ngôi sao), Thập Nhị Cung (12 Cung), Cửu Diệu (9 sao) và Thất Tinh (7 sao). Riêng Trung Quốc lại có 28 sao (Nhị Thập Bát Tú: Thêm sao Ngưu). Mọi sự việc của cơi Trời và cơi người thường phản ánh lẫn nhau, hiện tượng dữ, lành đều hiện ra nơi tinh tú. Các phép dự đoán hiền dữ, tốt xấu theo tinh tú, như trong kinh Tú Diệu Ngài Bồ Tát Văn Thù đă nói với chúng ta rằng: giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi một con người cùng theo sự biến hóa của sao ở trên trời, lịch pháp theo đường Hoàng Đạo thời tiết cũng thay đổi, vận hàng của mặt trời và mặt trăng cũng thay đổi. Cho nên khí lực, thể lực, vận mạng cùng sự tốt xấu, may rủi, tai kiếp, vinh lộc, tài vận, sức khỏe, cảm t́nh, con cái, cháu chắt, sự nghiệp v.v…của con người đều tương quan chặt chẽ vơí nhau. 

Đây là một vấn đề liên quan đến thiên văn, tôn giáo và cả tín ngưỡng nhân gian nữa, nên chỉ xin tŕnh bày tổng quát để người Phật tử chúng ta có một khái niệm về việc cúng Sao mà thôi. 

1. Nhị thập thất tú tức là 27 sao gồm: Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Pḥng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Măo, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh. Quỹ, Liễu. (Riêng Trung Quốc lại có thêm sao Ngưu là 28 nên gọi là nhị thập bát tú). Phật Giáo Việt Nam chỉ thấy dùng Nhị Thập Bát Tú trong Đàn Giải Oan Bạt Độ vào những năm cuối thập niên 90 đến nay, c̣n trước năm 1995 không thấy mặc dù trong nghi thức có ghi, đây cũng là v́ đáp ứng nhu cầu của nhân gian theo mỗi thời đại và dân tộc.
-> Nhị thập bát tú, Thập nhị cung, Cửu diệu... là hoàn toàn có thật. Chẳng qua do khác cách gọi so với Lý thuyết thiên văn hiện đại mà thôi (Sao Kim, Sao Thủy... Mặt trăng, Mặt trời). Những kiến thức đại cương cơ bản này đều năm rất nhiều trong các Môn học thuật Phương Đông khác như: Phong Thủy, Tử Vi, Trạch cát (xem ngày)...
2. Theo Mật giáo, Kim Cương Bộ viện vị trí ở ngoài Mạn Đà La của Thai Tạng Giới, chia làm hai phần: Thái dương có: cung Sư Tử, cung Nữ, cung Xứng, cung Yết, cung Cung, và cung Ma Yết. Thái âm có: cung Bảo B́nh, cung Ngư, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu, cung Nam Nữ, và cung Giải. Phân theo phương hướng có: Hướng Đông: Cung Nam Nữ, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu. Hướng Tây: Cung Xứng, cung Yết, Cung Cung. Hướng Nam: Cung Bảo B́nh, cung Ngư, cung Ma Yết. Hướng Bắc: Cung Giải, cung Sư Tử, Cung Nữ. 12 cung nầy so với Thiên văn học ngày nay chỉ khác một ít tên gọi c̣n đa số là giống nhau.
3. Cửu Diệu: (Diệu là ánh sáng chói lọi, long lanh), là 9 thứ phát ra ánh sáng mạnh ở trên trời, tục gọi là 9 sao hay c̣n gọi là cửu chấp. Trong Đại Nhật Kinh Sớ nói: Chấp có 9 loại gồm có 9 sao là: 1. Nhật (mặt trời = Thái dương); 2. Nguyệt (mặt trăng = Thái âm); 3. Thủy = Thủy diệu; 4. Hỏa ( Hỏa tinh = Vân Hớn); 5. Mộc (Mộc đức); 6. Kim (Thái Bạch); 7. Thổ (Thổ tú); 8. Sao La Hầu; 9. Sao Kế Đô.

Riêng Phật Giáo nếu xét về bản địa:

- Nhật là Quan Âm hoặc Hư Không Tạng.
- Nguyệt là Đức Thế Chí hoặc Thiên Thủ Quan Âm.
- Thủy là Đức Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật hoặc Thủy Diệu Quan Âm.
- Mộc là Đức Dược Sư Phật hoặc Mă Đầu Quan Âm.
- Kim là Đức A Di Đà hoặc Bất Không Quyến Sách.
- Thổ là Đức Tỳ Lô Giá Na Phật hoặc Thập Nhất Diện Quan Âm.
- La Hầu là Đức Tỳ Bà Thi Phật.
- Kế Đô là Ngài bất không Quyến Sách.

Xem van han 2017  và cách cúng sao giải hạn.

4. Thất Tinh: Thất tinh là 7 v́ sao ở hướng Bắc và h́nh như cái đấu (đẩu) thường gọi là Đại Hùng Tinh, Trong kinh “Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh” chép rằng: Tại cung Trời Tịnh Cư (Tịnh Cư Thiên cung), ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thỉnh cầu đức Phật giải thích về ảnh hưởng của 7 ngôi sao tức Bắc Đẩu Thất Tinh. Đức Bổn Sư trả lời rằng: tên 7 v́ sao đó là Thánh hiệu của 7 vị Cổ Phật như sau:

1. Tham Lang là Đông Phương Tối Thắng Thế Giới Vân Ư Thông Chứng Như Lai.
2. Cự Môn là Đông Phương Diệu Bảo Thế Giới Quang Âm Tự Tại Như Lai.
3. Lộc Tồn là Đông Phương Viên Châu Thế Giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai.
4. Văn Khúc là Đông Phương Vô Ưu Thế Giới Tối Thắng Cát Tường Như lai.
5. Liêm Trinh là Đông Phương Tịnh Trụ Thế Giới Quảng Đạt Trí Tuệ Như lai.
6. Vơ Khúc là Đông Phương Pháp Ư Thế Giới Pháp Hải Du Hư Như Lai.
7. Phá Quân là Đông Phương Măn Nguyệt Thế Giới Dược Sư Lư Ly Quang Như Lai.

Ngoài ra c̣n có 2 vị Nội phụ và Ngoại bật là:

8. Động Minh Ngoại Phụ Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Hỷ Thế Giới Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ Tát.
9. Ẩn Quang Nội Bật Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Viên Thế giới An Lạc Tự Tại Bồ Tát.

Đức Phật dạy tiếp: Nếu có Thiện nam, Tín nữ cứ mỗi năm, tháng giêng ngày mồng 8, tháng 7 ngày mồng 7, tháng 9 ngày mồng 9 sắm sửa hương hoa, nước sạch, cắm đèn theo hình Thất Tinh, thay y phục sạch sẽ cúng dường trước Tinh Tượng (hình ảnh của Thần Sao) tức 7 vị Cổ Phật trên, tùy tâm sở cầu, sẽ có cảm ứng.

Bảy vị Phật trên là Thất Phật Dược Sư tức là Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng cát Tường Như Lai, Pháp hải Lôi Âm Như lai, Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai và Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Như vậy là 7 vị Phật Dược Sư đã hóa thành Hộ Pháp Tinh Quân của Đạo Giáo Trung Quốc.

Trên đây là tóm tắt những sự liên hệ trong các kinh điển giữa Sao và Phật giáo.

Việc cúng “Sao” thường bị coi như là không chánh pháp. Như vậy có đúng không?

Nếu cung hành bất cứ một lễ gì mà không đúng nghi thức đều sai chánh pháp. Bởi vì trong thời gian mạt pháp nầy ranh giới giữa tín ngưỡng nhân gian và Phật giáo rất khó phân biệt cũng vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng nhân gian một cách quá mức độ như trong chùa có bói toán hay xin xăm v.v… Do đó mà trở thành xa chánh pháp.

Người Phật tử ai cũng hiểu được muốn có kết quả cho những lời cầu nguyện của mình, chính mình phải qui hướng về chánh pháp, dùng sự tu thiện tích phước, sám hối, tụng kinh, niệm Phật để đạt được mục đích cầu nguyện.

Còn tín ngưỡng nhân gian lại dùng hành vi mua chuộc, hối lộ Thần Thánh để hy vọng thỏa mãn ý nguyện của mình. Chúng ta hãy trở lại nghi thức cúng “Sao”, ai cũng biết rất rõ có hai cách cúng: tại chùa và tại tư gia.

Nếu theo đúng nghi thức mà nghi lễ Phật giáo Việt nam đã có từ xưa đến nay thì đúng chánh Pháp, làm trái lại thì sai chánh pháp bởi vì theo định nghĩa, Nghi Thức là sự tác pháp ( Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện: “Nghi thức thuyết pháp của chư Phật ba đời”. Ví dụ: Nghi Thức Tiến Linh theo Phật giáo hoàn toàn khác với nghi thức Cúng Giỗ của dân tộc. Do đó mà cung hành không đúng Nghi thức sẽ không đạt mục đích tối hậu của Phật Giáo là âm siêu, dương thái.

Trước khi nói đến Nghi Thức cúng Sao giải hạn tôi xin nhắc lại: như đã trình bày ở trên, Thập Nhị cung, Cửu Diệu, Thất Tinh đều là danh hiệu cũng như hóa thân của chư Phật và Bồ Tát để cứu giúp chúng sanh khỏi tai ách. Cho nên chúng ta cúng dường lên chư Phật, chư Bồ Tát là hợp lý không có gì trái cả.

Hơn nữa công năng của kinh, chú Phật giáo thường dùng cũng như sự linh nghiệm hữu cầu tất ứng của chư Phật chư Bồ Tát theo đại nguyện của các Ngài như: sự cứu chữa bệnh hoạn của đức Phật Dược Sư, đức A Di Đà được tôn xưng là Vô Thượng Y Vương, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng.v.v… với đại nguyện rộng lớn có cầu đều được đáp ứng, ánh sáng hào quang của các Ngài không gì sánh bằng được.

Huống gì là ánh sáng của “sao” chắc chắn là không thể nào hại được chúng ta khi mà chúng ta đã ở trong vùng ánh sáng của các Ngài che chở.

Hơn nữa trong lục đạo cũng có một đạo thường hay quấy nhiễu chúng sanh, đó là các vị A Tu La, nên chư Phật và Bồ Tát mới hóa thân để cứu chúng sanh và hộ trì Phật Pháp vì lòng đại từ, đại bi của chư Phật.

Sau đây tôi xin trình bày tóm tắt về Nghi Thức Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn theo Phật Giáo Việt Nam.

Theo cuốn Nghi Lễ Phật Giáo của Hòa Thượng Giải Năng, nghi thức cúng Sao Hội ( tức cúng chung tất cả mọi người) như sau:

- Niêm hương bạch Phật - Đảnh lễ Tam Bảo – Tán bài Dương Chi.

- Điểm đăng tức thắp đèn ( cắm theo hình Thất tinh như đã nói ở trên, hoặc đèn Dược Sư)

- Thỉnh Đế Thích Ngọc Hoàng ( Ngọc Hoàng Phật Giáo gọi là Thích Đề Hoàn Nhân) mà chúng ta thường gặp trong kinh..

- Thỉnh Đẩu Tinh Giáo Chủ tức Ngài Tiêu Tai Xí Thạnh Quang Vương Phật.

- Tụng chú Đại Bi – Tuyên sớ - Tụng Nhương Tinh kệ.

- Đại chúng lạy trùng hiệu trong Sám Dược Sư (24 lạy)- Tụng chú Tiêu Tai

- Hồi Hướng - Phục nguyện –

- Tam Tự Quy - Lễ Tất.

Còn nghi thức cúng tại tư gia được chia làm hai loại: Loại thứ nhất hoàn toàn giống như trên. Còn loại thứ hai dùng một ít kinh, chú ngữ của Phật giáo nhưng nghi thức thuộc về tín ngưỡng nhân gian, chúng tôi xin miễn bàn ở đây.

Hôm nay chắc chắn có một số vị sẽ không tin là kinh Phật lại nói về sao, vận mạng v.v… Vậy Phật tử chúng ta có cách nào để phân biệt được đúng là Kinh Phật hay không?

Theo lời hướng dẫn của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong cuốn Phật Học Quần Nghi như sau: “… tốt hơn hết nên tra cứu đối chiếu với mục lục trong Đại Tạng Kinh. Nếu có ghi trong mục lục ở phần NGHI NGỤY , vẫn có thể tin, có thể đọc. Còn như không có trong Kinh Lục, thì phải xét xem nó có trái với nguyên tắc căn bản của Phật Pháp hay không.

Lại nữa, ngoài những sách dùng giáo nghĩa Phật Pháp để giải thích Kinh Phật có tên Kinh rõ ràng, và sách thuật lại phát minh của cổ đức với thái độ thuật nhi bất tác (nghĩa là chỉ noi theo ý của cổ nhân rồi thuật lại, mà không sáng tác theo ý riêng mình) như Khổng Tử đã nói. Tóm lại, tốt nhất không nên xem những Kinh sách còn chưa xác định rõ là chân hay ngụy.

(1) (2) (3) (4)                               (5)                (6)                  (7)

1. Phá Quân Tinh,        2. Võ Khúc Tinh, 3. Liêm Trinh Tinh, 4. Văn Khúc Tinh 5. Cự Môn Tinh,         6. Tham Lang Tinh

Trúc Viên

Một vài kinh điển Phật giáo đại thừa liên quan đến cúng SAO

1. Mật Tạng Bộ.4 _ No.1303 ( Tr.421_ Tr.422 )

PHẬT THUYẾT THÁNH DIỆU MẪU ĐÀ LA NI KINH

Hán dịch : Truyền Giáo Đại Sư PHÁP THIÊN phụng chiếu dịch

2. Mật Tạng Bộ 4 _ No. 1305 ( Tr.423 _ Tr.424 )

BẮC ĐẨU THẤT TINH NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

Hán dịch : Nước Nam Thiên Trúc_ Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC