Phong tục tập quán
 

Lễ cầu mưa - Lễ hội quan trọng của người S'Tiêng


Hàng năm vào cứ mùa khô, đầu mùa mưa người Stiêng Bù Lơ tổ chức làm lễ cau mua theo từng bon (Wăng)

le cau mua cua nguoi stieng

Truyền thuyết về lễ cầu mưa của người S’tiêng

Theo các già làng, các thầy xem tử vi thì Lễ hội cầu mưa là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người S’tiêng. Theo truyền thuyết của người S’tiêng thì từ rất xa xưa ở xứ của người Spa Chal sáng nào cũng có mưa, đêm nào cũng có mưa – mưa suốt ngày suốt đêm, nước chảy thành sông. Dưới đồng lúa tốt bời bời, dưới suối cá lội tung tăng. Trong rừng chim chóc muông thú nhiều như lá tre. Người xứ Spa Chal có cuộc sống phồn thịnh, no ấm. Ngược lại người S’tiêng ở xứ của Jiêng thì đã ba đến bốn năm rồi trời không có mưa, con người đã chết nhiều rồi vì không có nước uống, trên rừng củ chụp cũng hết không còn gì để ăn. Mọi người phải mang cồng chiêng đến xứ Spa Chal để đổi lúa. Cứ một chiếc cồng thì được một lượng lúa bằng nắp cồng, nắp chiêng. Một con người chỉ đổi bằng một lượng lúa chỉ đầy hai lỗ tai của người đó. Lúc đó Jiêng con của trời ở xứ của Jiêng bèn khăn gói lên trời trách Cha - là vị cai quản trên trời tên là Bra Ân rằng: trời không công bằng. Tại sao xứ của người Spa Chal lại có mưa nhiều trong lúc đó xứ của Jiêng ba đến bốn năm nay không có mưa. Bra Ân nói rằng để có mưa ngươi hãy về nhà làm lễ cầu mưa với lễ vật là heo, gà, rượu cần, cơm lam, cồng chiêng và cả cây nêu...để cầu xin các thần thì sẽ có mưa. Nghe lời Cha sau khi về xứ của mình Jiêng huy động dân làng sắm lễ vật và làm đúng như lời Cha dạy. Quả nhiên đúng như đúng như lời Cha nói sau khi làm lễ xong thì trời đổ mưa như trút. Từ đó hàng năm cứ vào cuối mùa nắng người S’tiêng đều ghi nhớ tích truyện và làm theo lời Jiêng dạy, hầu hết các sóc đều tổ chức lễ cầu mưa.

Vì là lễ hội quan trọng nên họ chuẩn bị rất thịnh soạn và chu đáo. Trước khi diễn ra lễ hội, các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể.

Các vị Già làng và chủ làng xem ngày giờ tốt để ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể:
- Trai tráng và một số nghệ nhân làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc khác.
- Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ.

Đến giờ làm lễ, cả làng ( Wăng) tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người đúng thành vòng tròn chứng kiến nghi lễ. Sau khi đông đủ cả làng, Già làng (Bu Kuông) tuyên bố lý do buổi lễ, 1 đến 3 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao hoặc chà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và muối rải lên mình trâu. Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần mưa, thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hoà để dân làng có một mùa vụ năm mới bội thu, CẦU MƯA cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịt nướng, uống rượu cần và tận mục sở thị những màn biểu diễn cồng chiêng, những điệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đến khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ được Già làng giáo huấn về luật tục và xướng sử thi cho đến sáng hôm sau.

Lễ hội cầu mưa theo các thầy xem phong thủy thì được tổ chức với mục đích: trước là tri ân các vị thần như: Bra Aân - Bra Trốk (Thần trời), Bra ter (Thần đất), Bra va (Thần lúa) … và rất nhiều các vị thần khác đã cho những cơn mưa để gieo trồng ở các vụ mùa trước, sau là cầu xin các vị thần ban cho thần dân S’tiêng và muôn loài những cơn mưa đúng thời điểm – mùa vụ để con người có nước sinh hoạt, gieo trồng…

Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, để vạn vật được sinh sôi nẩy nở.

Thông qua việc truyền dạy và phục hồi lễ hội cầu mưa, nhiều giá trị văn hoá khác cũng được phuc hồi, sống lại như: nghệ thuật đánh cồng chiêng, trống, sáo, kèn và các bài hát đối đáp, múa dân ca, nghệ thuật điêu khắc dân gian, trang trí dân gian (trang trí cây nêu, trang phục). Nghệ thuật ẩm thực cũng được tái hiện qua việc chế biến và uống rượu cần, nấu cơm lam, canh bồi… Nhằm truyền dạy cho thế hệ trẻ tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá riêng.

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC