Phong tục tập quán
 

Lễ hội đặc sắc toàn quốc diễn ra vào tháng 7 âm lịch


Lễ hội được tổ chức theo ngày âm lịch hàng năm, tùy theo năm mà lễ hội được tổ chức theo đúng ngày, phong tục tập quán của từng vùng miền cũng mang bản sắc dân tộc khác nhau.

Lịch Vạn Sự Việt Nam xin giới thiệu với bạn đọc các lễ hội dân gian đặc sắc diễn ra trên toàn quốc vào Tháng 7 Âm lịch (tức Tháng 8 dương lịch):

Hòa Bình
Lễ rửa lá lúa

Thời gian: Tháng 7 và tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm:Lễ rửa lá lúa của người Mường vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, đúng kỳ lúa ra hạt để tưởng nhớ những người mở đất cho bản Mường. Mâm cúng đặt ngay ở đầu ruộng của các gia đình, để cho thầy cúng (thầy Mo) đọc lời khấn cầu, mong cho mùa màng ít bị sâu bệnh.

Lào Cai
Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín
 
Thời gian: 1/7 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mường Khương và huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần thổ địa.
Đặc điểm: Dâng cúng thần linh thổ địa các món ăn từ chuối: quả chuối, hoa chuối, lõi chuối, xôi 7 màu với biểu tượng cây chuối và một đôi đũa màu đỏ, hát dân ca kể về sự tích chống giặc.
Thừa Thiên- Huế
Lễ Thu tế làng Dương Nỗ

Thời gian: Tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
Đối tượng suy tôn: Thiên Y A Na, Cao Các Ðại vương, Ngũ Hành tiên nương, Bổn thổ Thành hoàng
Đặc điểm: Lễ cung nghinh, Lễ rước, Lễ tế, lễ tống thần

Ninh Thuận
Lễ hội Katê

Thời gian:Ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 - 5/10 dương lịch)
Địa điểm: đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng tôn vinh: các vị Nam thần: Pô Klông Garai, Pô Rôme.
Đặc điểm: theo nghi lễ của dân tộc Chăm.

Hưng Yên
Hội xã Mãn Trù

Thời gian: ngày mùng 2 tháng7 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng suy tôn: Bảy vị Đại vương (Hải, Lĩnh, Long, Lôi, Lương, Nhạo, Sơn) thời Hùng Vương, có công dẹp loạn ở Hưng Hóa.
Đặc điểm: Lễ vật dâng cúng có cả trâu, dê, lợn, vui chơi ca hát.

Lào Cai
Hội đền Bắc Hà
 
Thời gian: ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Đối tượng suy tôn: Gia quốc công Vũ Văn Mật, người đã có công dẹp loạn, an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, khóa tế nam, khóa kế nữ, rước kiệu… Múa sư tử, múa xòe, đẩy gậy, chọi gà, kéo co, cờ tướng…
Hà Nội
Hội đền Cai Công

Thời gian: 7/7 và 10 - 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Ông Cai Công, tướng thời Hai Bà Trưng, người đã đóng giả nữ tham gia cuộc khởi nghĩa.
Đặc điểm: Lễ rước, cúng cỗ chay (ông Cai Công không cho cúng thịt trâu bò), cờ tướng, đấu vật, chọi gà.

Phú Thọ
Hội Đào Xá
 
Thời gian: ngày mùng 9 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa.
Đặc điểm:
Lễ cầu nước, tế xong thì hạ trải, đua thuyền đêm.
Thái Bình
Hội Miếu Ba Thôn

Thời gian: ngày 12 tháng 7 âm lịch

Địa điểm: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Cang.
Đặc điểm: Rước nước ngoài biển.

Thừa Thiên- Huế
Hội Minh Hương

Thời gian:từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh.
Đặc điểm: Lễ rước thần, đua thuyền, ba năm có tế lớn.

TẾT TRUNG NGUYÊN

Thời gian: 15/7 âm lịch
Địa điểm: Các chùa trong cả nước và tại gia đình.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật.
Đặc điểm: Lễ xá tội vong nhân, Lễ cúng cô hồn, Lễ Vu Lan, cầu kinh giải oan.

Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch

Những điều kiêng kị và nên làm trong "tháng cô hồn"

Văn khấn cúng Rằm Tháng Bảy: Cúng cô hồn- Lễ Vu Lan

Kỳ lạ lễ hội "Sờ Ngực" trừ tà ma trong tháng cô hồn

Vĩnh Phúc
Hội Bơi chải trên sông Cánh (Hương Canh)

Thời gian: Ngày 15 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng suy tôn: Thần sông (thủy thần)
Đặc điểm: Thi bơi chải.

Quảng Nam
Lễ hội Long Chu
 
Thời gian: Ngày 15 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Các làng biển thuộc Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Đặc điểm: Lễ cúng tống ôn và dịch bệnh lúc chuyển mùa.

Đây là lễ hội của cư dân các làng ven biển Hội An nhằm tống tiễn dịch bệnh, trừ khử tà ma. Lễ hội diễn ra sôi động với tục rước “ Long Chu” ( Thuyền Rồng – biểu tưởng oai linh để trừ ôn tống dịch). Lễ rước bắt đầu từ đình làng đến nơi cần trấn yểm sau đó Long Chu được đẩy trôi ra sông, biển.

Trước đó, các thầy pháp đã đặt hương án và yểm bùa những nơi được cho là có ma quỷ, theo sau là nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng bờ bụi, miệng hát hò, đối đáp rộn ràng. Vào ngày lễ chính, Thầy Cả làm lễ tế, sau đó là lễ rước Long Chu, Ngoài ra, các trò chơi dân gian, hát bộ, hát hò khoan, xô cộ… kéo dài từ suốt ngày đêm diễn ra lễ hội.

Bình Định
Lễ hội Đổ Giàn

Thời gian: Ngày 15 tháng 7 âm lịch

Địa điểm: Làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: Bà (Nữ thần biển).
Đặc điểm: Lễ tụng kinh Phật. Lễ vật là thịt heo quay, khi lễ xong, tung heo quay từ giàn cao xuống.

Thừa Thiên- Huế
Hội An Truyền

Thời gian: Ngày 16 tháng 7 âm lịch

Địa điểm: Xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh Hồ Quảng Lãnh và các họ Nguyễn, Huỳnh, Đoàn.
Đặc điểm: Rước thần, chơi đánh cờ, chọi gà.
 

Nam Định
Hội làng Cao Đài
 
Thời gian: Ngày 22 tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: Thái sư Trần Quang Khải và công chúa Phụng Dương (phu nhân)
Đặc điểm: Rước thần, tế lễ, diễn tích: thuyền chài bắt giặc, bà chúa Mường thổi cơm cho quân lính và các trò chơi: đấu vật, bơi trải, bắt vịt, thi dệt vải.

Lễ hội được tổ chức uy nghi và tưng bừng vào sáng ngày 22/7, trong tiếng trống, tiếng chiêng âm vang, trai làng rước kiệu ông, gái làng rước kiệu bà đi từ đình xuống bến hồ Bến Đình rồi quay lại đình làng. Trong lễ hội còn diễn ra sôi nổi các hoạt động khác như: Rước thần, tế lễ, diễn tích: thuyền chài bắt giặc, bà chúa Mường thổi cơm cho quân lính và các trò chơi: đấu vật, bơi chải, bắt vịt, thi dệt vải…

Hà Nội
 Lễ hội đền Bà Chúa

Thời gian: Ngày 30 tháng 7 âm lịch đến 01-02/8 âm lịch.
Địa điểm:  Đền Bà Chúa, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thờ công chúa Túc Trinh, con gái vua Trần Thánh Tông.
Đặc điểm:Tế lễ, lễ mộc dục, rước kiệu, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, trò hội, đánh cờ, trọi gà...

Tp Hồ Chí Minh
Lễ hội lăng Cá Ông - Bà Chiểu

Thời gian: Ngày 30 tháng 7 âm lịch - 1/8 âm lịch.
Địa điểm: Lăng Ông, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Lê Văn Duyệt và phu nhân.
Đặc điểm: Lễ cầu yên, diễn xướng của nhiều nhân vật.

XEM NGAY TOT XAU xuất hành, cầu tài lộc trong tháng 7 Âm lịch

Ngoài ra còn một số lễ hội khác :

1. Hội làng Đào Xá (Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

Thời gian diễn ra: Vào ngày mùng 9 tháng 7 âm lịch

Ý nghĩa:  Đây là lễ hội nhằm suy tôn Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa.

Đặc điểm: Lễ cầu nước, tế xong thì hạ trải, đua thuyền đêm.

Lễ hội làng Đào Xá

Trong ngày này, sau lễ yết cáo thành hoàng làng là tục bơi chải. Đây là cuộc thi bơi chải giữa hai giáp Đông, Bắc và hai giáp Tây, Nam trong đầm nước trước cửa đền. Mỗi chải gồm 24 người bơi, 1 người gõ mõ, 1 người lái và 1 người đầu chải, họ đều mặc áo đỏ cọc tay và đóng khố. Thuyền đua gồm: một thuyền đực, đầu hình chim và một thuyền cái, đầu hình cá trong tiếng cổ vũ nhiệt thành của người xem.

2. Lễ hội làng Chuồn (Xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thời gian diến ra: Vào các ngày từ 16 -17 tháng 7 âm lịch

 

Lễ hội làng Chuồn

Tại đây có lễ Thu tế vào loại lớn nhất Thừa Thiên – Huế. Khi rước lễ, đội lễ nhạc của làng Chuồn hát Thài ca, một điệu hát bằng chữ Hán, mỗi câu có 4 chữ đúng nghi thức kiểu hát tế Giao ngày xưa. Tương truyền, điệu hát này do ông Hồ Đắc Trung, con dân làng Chuồn, làm Thượng thư bộ Lễ triều Nguyễn, đã đem nghi thức cúng tế của triều đình truyền lại cho dân làng. Lễ tế bắt đầu từ 2h ngày 17 tháng 7 âm lịch, sau đó khi trời sáng đoàn rước lễ từ miếu làng ở Đồng Miệu, sát đầm Chuồn về đình An Truyền ( di tích quốc gia được xếp hạng năm 1994), ở mỗi đầu xóm của làng đều có dựng tam quan và bày hương án trang trọng nhằm cung nghinh đoàn rước bài vị của “Thiên y thánh mẫu” và “Nhị vị tôn ông” khai canh của làng.

3. Lễ nhập Hạ (của đồng bào Khmer - Nam bộ)

Thời gian diễn ra : vào từ ngày 15/6  đến ngày 15/9 âm lịch

Ý nghĩa : Lễ nhập Hạ hay còn gọi là Bun Chôl Vô Sa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình bình an, hạnh phúc.

Lễ nhập Hạ (của đồng bào Khmer - Nam bộ)

Lễ nhập Hạ được chia làm 2 ngày chính. Trong ngày thứ nhất, lễ diễn ra vào buổi chiều, đồng bào đem lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to lớn được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục (không để tắt) trong ba tháng nhập Hạ. Trong ngày thứ hai, đồng bào đem cơm, nước, gạo... đến chùa dâng lên sư sãi nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho phum sóc.

Trong ba tháng nhập Hạ (từ ngày 15/6-15/9 ÂL, các chùa Khmer đánh trống vào hai buổi sáng (từ 4 giờ - 5 giờ) và chiều (từ 16h-17h) nhằm giúp đồng bào của phum sóc chủ động thời gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

4. Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa

- Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì ở Bát Xát.
Vào ngày Thìn, Tỵ, Mùi, Ngọ tháng 6 âm lịch ( Tháng 7, đầu tháng 8)

- Lễ hội Gat Tu Tu của người Hà Nhì ở ý Tý - Bát Xát.
Vào ngày Thìn, Tỵ, Mùi, Ngọ tháng 6 âm lịch ( Tháng 7, đầu tháng 8)

- Lễ hội của người Pa Dí ở Mường Khương.
Vào ngày 23 tháng 6 âm lịch (Cuối tháng 7, đầu tháng 8)

- Lễ hội người nùng ở Mường Khương và Bắc Hà.
Vào ngày 01 tháng 7 âm lịch (Cuối tháng 7, đầu tháng 8)

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC