Phong tục tập quán
 

Lý giải quan niệm "trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa"


 Theo quan niệm dân gian người Việt Nam ta từ xưa , mỗi khi dự báo về thời tiết vẫn thường nói câu “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” . Cho đến nay câu nói đó vẫn thể hiện độ chính xác không nhỏ, nó đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như tới phong tục tập quán của mỗi vùng miền.

boi tinh yeu

Lý giải quan niệm “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa"

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất quần áo, đóng cửa sổ... Họ bảo nhau mưa gió sắp đến đấy. Vầng sáng ấy được gọi là tán hay quầng.

Vậy khi nào thì gọi là “trăng quầng” và “trăng tán” và kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết cần hiểu ra sao dưới góc nhìn vật lý.

Quầng sáng quanh mặt trăng

Vùng sáng ở quanh đĩa sáng mặt trăng, gọi chung là hào quang của trăng (moon’s halo)là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của trái đất. Nó sinh ra do ánh sáng từ mặt trăng khúc xạ khi đi qua khí quyển trái đất, không phải là hào quang tồn tại thực quanh mặt trăng.

Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng.

“Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt. Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng ẩm đang giao tranh với luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây.

Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian kéo dài và iện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti.

Tại sao có "trăng quầng" và "trăng tán"?

12 cung hoang dao

“Trăng quầng” tương ứng với thời tiết oi bức. 

Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá). Ánh sáng từ mặt trăng (vốn do mặt trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh mặt trăng.

Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo, quan sát Phong thủy.

Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dầy, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt. Lúc này hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi mặt trăng có “tán” như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa.

Tuy nhiên kinh nghiệm dân gian không phải luôn đúng mà chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn khi “trăng quầng”, nếu quầng càng rõ tức là trời càng oi, thì bản thân việc trời oi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch áp suất trong khí quyển, sinh ra gió, bão và mưa. Ngoài ra, tùy vào mật độ và số lượng tầng mây trên khí quyển, đôi khi trăng có thể có cả “quầng” và “tán” cùng lúc.

Tại sao trời quang thì gió, mà trăng tàn thì mưa ? 

tu vi

Lý giải quan niệm “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

Không khí nóng chờm lên không khí lạnh, ngưng tụ rất cao trên bầu trời, hình thành các tinh thể băng, tạo nên mây ti. Ta nhìn qua đó, thấy mặt trời, mặt trăng có quầng.

Vì mây ti hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng. Khi tia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng.

Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sẽ có mưa gió.

Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to gió lớn.

Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Xem ngay tot xau trên Lịch Vạn Sự.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC