Phong tục tập quán
 

Nên đặt vị trí bát hương thế nào cho đúng?


Với người Việt, dù là theo đạo nào Phật Giáo hay Công giáo thì trong gia đình cũng luôn có bàn thờ và chắc chắn một linh vật không thể thiếu được trên đó chính là bát hương hay bát nhang. Đây là một vật linh thiêng trong thờ cúng và là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ.

Theo xem tử vi thì việc đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối  với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Theo xem bói thấy rằng nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ  số bát hương (cho Tổ tiên,  Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ.

Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của người Việt bao đời nay, hầu như những người theo đạo Phật thì trong nhà ai cũng có ban thờ cúng, để thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1 và những ngày giỗ Tết.
 
Nói ngắn gọn thì ban thờ chúng ta thường thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà tổ cô. Nhiều gia đình hiện đang gộp 3 bát nhang thành chung 1 bát hương lớn ở ban giữa gia đình, theo nhiều lời khuyên thì điều này là không nên vì Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô được.
 
Thổ Công là vị thần cai quản đất đai và không cho các vong lạ xâm nhập vào gia đình, tránh bị quấy phá bởi những vong vất vưởng.
 
Nếu bạn vẫn thờ một bát nhang mà gia đình vẫn êm ấm, làm ăn phát đạt thì bạn nên giữ nguyên.

tu vi 2017
 Xem tu vi nam 2017 chi tiết cho từng tuổi

Chúng ta sẽ đặt 3 bát nhang với sơ đồ vị trí như sau:
 
Vị trí bát nhang: Chúng ta bố trí bát hương thờ Thổ Công cao nhất ở giữa, 2 bát hương còn lại thấp hơn, chúng ta mua đế bát hương ở tiệm bán đồ thờ cúng.
 
Việc hiểu đúng về vị trí các bát hương trong ban thờ giúp chúng ta khấn sao cho đúng, hiện nay mình biết có nhiều bạn đang nhầm lẫn vị trí giữa các bát hương.
 
Khi thắp hương chúng ta cũng thắp hương bát hương Thổ Công trước nhé các bạn, rồi đến Gia Tiên và bà Tổ Cô. Khi khấn chúng ta cũng khấn Thổ Công trước,

Khi chọn bát hương thì bát hương Thổ Công bạn chọn loại to hơn 1 chút nhé (đường kính 20cm, 22cm, 24cm), còn bát hương gia tiên và bát hương thờ bà Tổ cô thì đường kính tầm 18cm là đẹp, chọn loại bát hương không có chữ Tầu nhé, ta là người Việt mà, mình thích loại dầy men trắng như trong hình trên nhìn nó sáng sủa, còn có 1 loại men hơn xanh 1 chút đáy thắt hơi mỏng hơn 1 chút.
 
Ban thờ theo truyền thống bạn có thể chọn ban thờ bằng gỗ mít, hiện nay có một số người dùng gỗ đinh hương rất thơm. Hiện nay dân thường dùng án gian thờ rất đẹp, tiện lợi và hợp với nội thất của gia đình. Thường thì người Bắc mình kiêng làm động bát hương, còn người Nam thì không kiêng, vì vậy văn hóa của từng vùng miền chúng ta hãy tôn trọng nhé.
 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC