Phong tục tập quán
 

Nét đẹp phong tục cưới hỏi của người Bến Tre


Đối với tín ngưỡng và phong thục tập quán, nhìn chung các nghi lễ như lễ kỳ yên tại các đình Thần, miếu Bà... các nghi lễ trong tang ma, phong tục cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre từ sự vận dụng văn hoá dân tộc phù hợp với thực tế đời sống xã hội, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của cư dân Bến Tre từ sự vận dụng văn hoá dân tộc phù hợp với thực tế đời sống xã hội, góp phần tạo nên tinh thần của cư dân Bến Tre nói riêng, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

phong tục cưới hỏi của người bến tre

Nét đẹp phong tục cưới hỏi của người Bến Tre

Về Lục lễ trong phong tục cưới hỏi của người Bến Tre

Ngày xửa, muốn tiến đến hôn nhân, theo phong tuc cuoi hoi đàn trai phải cậy nhờ may - mối hay thầy xem tử vi sang nhà gái tuần tự hiện Lục lễ, gồm:

1. Lễ Nạp thái còn gọi là lễ kén chọn, lễ dạm vợ, lễ chạm mặt. Đây là nghi lễ đầu tiên tỏ ý họ nhà trai đã kén chọn cô dâu.

2. Lễ Vấn danh, còn gọi là lễ hỏi vợ. Đây là lễ hỏi tên tuổi và họ người mẹ của cô dâu (theo quan niệm mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng).

3. Lễ nạp cát là nghi lễ mang tính thông báo cho nhà gái biết tuổi của đôi trai gái hạp nhau. Nói chung là tốt, chuẩn bị tiến đến hôn nhân.

4. Lễ Thỉnh kỳ còn gọi là lễ định ngày. Đây là nghi lễ nhà trai thông báo cho nhà gái ngày cưới, ngày đón dâu như là lời hứa của nhà trai đối với nhà gái về việc cưới hỏi sẽ tổ chức trong tương lai.

5. Lễ Thân nghinh trong PHONG TỤC CƯỚI HỎI của người Bến Tre chính là lễ nhà họ trai đến rước dâu còn gọi là lễ đón dâu.

Ngày nay phong tục cưới hỏi đã giảm còn 3 cuộc lễ

1. Đám ba lễ: Đám ba lễ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre hiện nay. Đám ba lễ là tên gọi từ sự hợp nhất của 3 nghi lễ: Nạp thái, Vấn danh và lễ nạp cát, còn gọi là Đám nói (hay lễ Nói).

Trong ngày này sau khi đã tham khảo ý kiến của các thầy xem tử vi, xem phong thủy để định được ngày thì nhà gái chọn một ít người thân tộc có uy tín đến vừa để hỗ trợ đón tiếp họ nhà trai, vừa chứng dự, góp ý kiến việc tổ chức hôn lễ trong tương lai, đồng thời cùng với họ nhà gái chuẩn bị mâm cỗ (tuỳ khả năng của gia đình) tiếp khách sau khi đã thống nhất các phần việc của Đám ba lễ. Vào ngày này, cô dâu tương lai trong trang phục chỉnh tề phụ vụ trà nước và với mục đích ra mắt cha mẹ chú rể và thân tộc họ nhà trai trong ngày Đám cưới.

Về nhà họ trai, ngoài chú rể tương lai, cha mẹ, và mọt vài ngưồi thân đựơc mời tham gia lễ Nói (còn gọi là ông may - bà may. Ông may, bà may là những người ăn nói lịch thiệp, lưu loát, thông hiểu lễ nghi, phép tắc của việc tổ chức hôn lễ và phải đầy đủ vợ chồng). Phẩm vật trong nghi lễ này gồm: trà, bánh... và cơi trầu rươu.

Sau khi thực hiện xong lễ gia nhập, ổn định vị trí, ông may (hoặc người đại diện) rót rượu trình lễ gồm giới thiệu thành phần họ nhà trai, trình bày mục đích, yêu cầu, ý định của họ nhà trai về việc tổ chức hôn lễ để họ nhà gái biết và cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về cuộc hôn nhân sẽ diễn ra trong tương lai (nếu chưa trả lời được ngay phải hẹn trả lời sau khi đã thống nhất với gia đình, nhất là ý kiến của cô dâu tương lai).

2. Đám hỏi còn gọi là lễ hỏi, lễ đính hôn:

Sau đám ba lễ, nếu nhà gái đồng ý cuộc hôn nhân, hai bên thống nhất chọn ngày lễ tổ chức lễ hỏi (còn gọi là đám hỏi gồm lễ Thỉnh kỳ và lễ Nạp lễ).
Trong ngày nay, ngoài việc cậy nhờ ông may, họ nhà trai còn cậy nhờ "chú rể phụ" chịu trách nhiệm thỉnh cơi trầu - rượu phục vụ thực hành nghi lễ theo hướng dẫn của ông may (chú rể phụ là người đã lập gia đình, có cuộc sống hạnh phúc) và cậy nhờ lực lượng (cả nam lẫn nữ - số chẵn 4 hoặc tròn 6, 8...) tham gia đoàn cầu hôn và mang vật phẩm vật sang nhà họ gái gồm: mâm cầu cau, mâm trà - bánh, mâm trái cây, mâm rượu, mâm bánh hỏi (nếu có heo quay)... nói chung tuỳ thuộc vào khả năng của nhà họ trai và sự thoả thuận trước khi tổ chức hỏi giữa hai họ nhà trai chọn mâm phẩm vật tương xứng. Ngoài phẩm vật, họp nhà trai để họ nhà trai cần chuẩn bị số tiền gọi là tiền "bạc nước" để cùng phụ sư với nhà gái trong ngày đám hỏi. Chú rể trong trang phục chỉnh tề với đôi đèn rồng - phụng mang sang nhà gái thực hiện lễ lên đèn.

3. Xá cha mẹ, ông bà cô bác trong nghi thức, phong tục cưới hỏi

Ông may tiếp tục trình phần tiền "bạc nước" nữ trang do cha mẹ chú rể cho cô dâu trong ngày cầu hôn đồng thời hướng dẫn dâu - rể đeo nhẫn cho nhau và công bố kể từ nay dâu - rể được phép gọi và xem cha - mẹ đôi bên như cha mẹ ruột. Tiếp theo là bày xem ngày cưới và tiền mua sắm đồ cưới cho cô dâu (trang phục cho cô dâu trong ngày cưới).

Kết thúc nghi lễ, mọi người cùng nhập tiệc. Trước khi ra về, theo phong tuc cuoi hoi họ nhà trai nói lời cám ơn về sự đón tiếp trong thị của họ nhà gái, tạm chia tay và hẹn gặp lại trong lễ cưới.

4. Lễ cưới.

Lễ cưới là nghi lễ tổ chức cho cả đôi bên. Lễ cưới đối với nữ thường gọi là lễ vu quy, đối với nam gọi là lễ Tân hôn.

Việc tổ chức tiệc chiêu đãi họ hàng trong lễ cưới đối với nữ thường trước nam một ngày (gọi chung là ngày nhóm họ).
Trong ngày Vu quy, chú rể và rể phụ được họ nhà trai cử mang một ít phẩm vật sang họ nhà gái, trước để lễ cúng ông bà trong ngày Vu quy, sau là ra mắt thân tộc họ nhà gái. (ngày xưa do tình trạng cưỡng hôn - ép hôn nên trong ngày này chú rể sang họ nhà gái mục đích chủ yếu là xem họ nhà gái có tổ chức hôn lễ hay không).

Tối ngày Vu quy, tại họ nhà gái, đàn gái tổ chức lễ xuất giá: bên họ nhà trai, đàn trai tổ chức lễ thành hôn. Sau lễ, gia đình tổ chức cuộc tiệc nhỏ (gọi là giải lao và văn nghệ giúp vui (nếu có khẳ năng). Cuộc lễ này thường được gọi chung là lễ tạ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhận quà chúc mừng của thân tộc trong ngày trọng đại của một đời người.

Sáng ngày thỉnh dâu (rước dâu) xem ngày tốt xấu thấy đến giờ đã định, đoàn rước dâu xếp theo thứ tự gồm: ông may, phụ rể, rể chánh, lực lượng mang lễ vật, cha hoặc mẹ (hoặc cả cha, mẹ) của chú rể, cùng đại diện nội, ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em... (thường những người còn đủ đôi hoặc chưa có vợ hay chồng được mời tham gia đoàn thỉnh dâu, người goá vợ hoặc chồng không được mời) mang phẩm vật gồm: rượu, chè, bánh, trái cây, trầu cau, hoa cho cô dâu, đôi đèn (nếu họ nhà gái đồng ý miễn đôi đèn trong lễ thỉnh cầu, đồng ý sử dụng lại đôi đèn trong lễ hỏi để trình lễ sẽ không thực hiện lễ lên đèn.
Khi đám rước khởi hành, ông may dẫn đầu đám rước, kế đến phụ rể phụ, đôi tân hôn, dâu phụ, cha mẹ, ông bà cô bác, anh chị em lần lượt đi sau.

Về đến nhà trai, sau khi ổn định vị trí bàn chủ lễ và các bàn tiếp dành cho họ nhà gái, ông may rót rượu trình lễ với tổ tiên, dâu rể xá ban thờ 4 xá, trình lễ với ông bà cô bác chứng dự 1 xá. Sau cùng nói lời cám ơn và mời dùng cơm thân mật.

Hôn lễ kết thúc, sui gia ngày một gần, hôn nhân ngày càng nồng thắm, gia đình ngày thêm hạnh phúc, ấn no là mơ ước nghìn đời của mỗi gia đình Bến Tre nói riêng, gia đình Việt Nam nói chung.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC