Phong tục tập quán
 

Trầu cau trong văn hóa Việt Nam


 Trầu cau vốn vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, và đã đi vào nhiều câu dao, cũng như nhiều câu thơ về tình yêu đôi lứa:
 
"Trầu này thực của em têm
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây".

Trầu cau trong văn hóa Việt Nam:

trau cau
 
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
 
Qua câu thơ trên, chúng ta có thể thấy đối với người Việt Nam từ xưa tới nay, trầu cau là biểu tượng cho tình cảm giữa người với người. Ngày rằm, mùng một, hoặc ngày lễ Tết hay khi xem ngay tot xau để làm đại sự không thể thiếu trau cau trên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ truớc. Khi xưa, khách đến chơi nhà đều được mời dùng trầu cau, miếng trầu làm cho con nguời gần với nhau hơn, nhân lên niềm vui. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong cái thời tiết se se lạnh, làm nguôi vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang sự, được chia sẻ cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm.

Trầu cau cưới hỏi:

Trong tiềm thức và phong tục của người Việt, trầu cau còn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc xem tuoi vo chong kết thành hạnh phúc lứa đôi. Ngày xưa, khi đi xem mặt các cô dâu tương lai, nhà trai đợi cô gái ra têm trầu, rót nước. Vừa để xem mặt, vừa để quan sát cử chỉ rót nước têm trầu mà phán đoán tính nết cô gái. Nếu cô gái giơ cao ấm nước, ấm nước chảy tồ tồ là người không lễ phép. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay, không biết may vá. Lá trầu nhỏ, miếng cau lớn là người không biết tính toán làm ăn. Quệt nhiều vôi vào miếng trầu là người thiển cận, không biết lo xa... Trong việc cưới xin, nhận lễ vật trau cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ. Trong mâm lễ vật cưới hỏi của nhà trai không thể thiếu buồng cau, tệp trầu và vôi. Đó là một nghi thức độc đáo của người Việt, luôn nhắc nhở đôi lứa sống thủy chung son sắc.
trau tem canh phuong
 
Người xưa dựa vào cách têm trầu mà đoán tính cách một cô gái
 
Người ta ăn trầu cau có nhiều cách, thường thì quả cau tươi bổ ra làm sáu, lá trầu quệt ít vôi, cắt một miếng vỏ cây, cuộn tổ sâu lại mà nhai gọi là ăn trầu. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi... tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu cau đã thành thói quen, rồi thành nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người; bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:
 
“Tách riêng, thì đắng, thì cay.
Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.
Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.
Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?”
                   (Sự tích Trầu cau - Hồng Quang)
 
Trong các dịp lễ hội, vào cửa quan, đám ăn hỏi, đám xem tuoi lam nha người ta thường têm trầu cau thành trầu cánh phượng để tỏ lòng trịnh trọng và biểu hiện tài khéo léo, cái nét văn hoá trong tâm hồn người. Trầu têm cánh phượng cùng với huyền thoại trau cau mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó vừa là tình yêu, vừa là nghệ thuật, là tài năng, là tính cách, là con người cá nhân hoàn thiện, hoàn mỹ. Trong đời sống dân gian, trầu cau được têm cánh phượng đã trở thành một biểu tượng của quyền lực vua chúa: "con rồng, cháu phượng", "cha rồng, mẹ phượng". Sự giáo dục của ông cha ta bằng biểu tượng trầu têm cánh phượng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là ước mơ, là tư tưởng nâng tri thức bình dân thành quyền lực, thành sự trường tồn trong vũ trụ.
  

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC