Phong tục tập quán
 

Văn hóa làng xã Việt Nam xưa


Có những tên gọi địa danh hay sự vật, sự việc trong Văn Hóa Làng Xã Việt Nam xưa mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Lichvansu.wap.vn tìm hiểu điều này nhé.

1. Văn Từ Văn Chỉ

Theo phong thủy xưa, mỗi làng có một Văn Từ hoặc Văn Chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn Chỉ, đàn có lợp mái gọi là Văn Từ. Văn từ văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng biếm văn học, chưa có người hiển đạt, thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên thánh sư, để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.

Các nơi thờ riêng những bậc khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:

Hạng nhất là những người đỗ đại khoa (tiến sĩ) và những người làm quan từ tam tứ phẩm trở lên, thờ ban giữa.

Hạng nhì là những người đỗ trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ lục, thất phẩm trở lên, thờ ban hữu.

Hạng ba là những người đỗ tiểu khoa (Tú tài) và những người làm đến bát cửu phẩm thờ ban tả.

Đến khi tế tự thì đem cả hào mục tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng mà thôi. Nhưng nhiều nơi chỉ trọng riêng về đường khoa mục, hễ có đỗ mới được liệt tự, còn người làm quan dẫu đến nhất nhị phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mói đem vào phối hưởng mà thôi.Mỗi năm tháng hai, tháng tám tế hai kỳ gọi là xuân thu nhị đình. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội tư văn mới được dự tế. Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng, hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng, làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt. Khi thi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra lễ văn chỉ để tạ ơn tiền hiền.

Thờ tiền hiền - cũng là một cách để duy trì phong hóa, làm kỷ niệm cho sự truyền giáo, thì cũng là một việc hay mà tục chuyên trọng về đường khoa mục thì chỉ là có ý khuyên cho người ta chăm vê việc học hành.

Xét nước ta từ đời Lý Trần trở về, mới có khoa cử, đến đời nhà Lê thì khoa cử lại càng thịnh vượng. Ai làm quan có chân khoa mục mới là thanh lưu, còn không đỗ gì thì dẫu làm to đến đâu cũng gọi là tạp lưu. Dân gian vì đó mà lắm nơi cũng chuyên trọng về khoa mục, cho nên nhiều nơi dẫu có người làm đến Thượng thư, Tổng đốc, mà về đến văn chỉ, có khi phải ở dưới hàng Tiến sĩ, Cử nhân.Nhưng xét thấy quan niệm đó cũng còn nhiều bất cập làm cho sự kiến thức của dân ta khí hẹp hòi quá! Thiết tưởng người có tài có đức, văn chương sự nghiệp đủ làm gương cho dân, và lưu được sự ích lợi cho làng, có phải hết thảy do ở khoa cử mà ra cả đâu. Nêu chỉ trọng về khoa cử, chẳng hóa ra bỏ sót nhiều người tài trí lắm ru! vả lại người trọng khoa cử cũng có người hay, mà cũng chẳng thiếu gì người chẳng ra gì, vậy mà không có phân biệt, cứ thấy có khoa cử thì trọng, cũng là một sự hồ đồ vậy.Sau nữa cũng vì cái tục chuyên trọng khoa cử, mà khiến cho người ta mê lòng về đường hư danh, bỏ mất hết sự thực dụng, cả đời chỉ nung kinh nấu sử, mà không biết đến việc gì. May ra ai vớ được cái bia đá bảng vàng, hoặc là một tiếng dạ thì còn có thê vinh thân phì gia, chẳng may mà lao đao tràng ốc cả đời, thì đến ngồi xó nhà quê, gõ đầu dăm ba đứa trẻ kiếm ăn, trở ra trò gì cũng không được nữa, thì lại là khoa cử làm hại người! Thiết tưởng đã gọi là thò tiền hiền bao nhiêu những người có tài đức, hoặc người nào làm được sự ích lợi gì cho dân xã cũng nên thò cả, không cứ gì có khoa cử hay không. Mà trong khoa cử cũng nên phân biệt người hay, ngưòi dở, nếu ai là ngưòi điếm nhục khoa danh, thì cũng nên bỏ đi, vậy mới đủ là duy trì phong hóa, và làm gương cho người khác.

Văn hóa làng xã Việt xưa

Làng xã Việt Nam xưa

2.Kỵ Hậu

Theo phong tục tập quán trong làng, người nào không có con trai, ngoài sự lập kế tự đê giữ hương hỏa, lại còn lệ mua hậu nữa.

Người mua hậu trước hết phải nộp tiền lệ cho làng, hoặc năm bảy chục, hoặc một vài trăm bạc. Làng nhận tiền ấy để tu bổ đình miếu, chi vào việc công nhu. Người mua hậu lại phải nộp cho dân xã mấy sào mấy mẫu ruộng hoặc đất để dân xã lấy hoa lợi ở ruộng đất ấy mà chi vào việc tế tự người có hậu về sau.

Có ngưòì mua hậu riêng cho hai vợ chồng mình, có người mua hậu chung cả cho cha mẹ đôi bên. Tùy mua nhiều mua ít mà gia giảm sô" tiền.

Người thì ký hậu tại đình miếu, người thì ký hậu tại chùa, người thì ký hậu tại bản thôn, bản tộc, người thì ký hậu tại biệt xã là quê ngoại của mình.

Hàng giáp, hàng thôn, nhà chùa, bản tộc, hoặc biệt xã đã nhận tiền và ruộng đất của người mua hậu, phải làm tò ký kết rồi dựng bia đá tại đình miếu, hoặc chùa hoặc ở trong từ đường.

Trong văn bia kể rõ họ tên người mua hậu ở phủ huyện tổng xã nào, dân làng nhận bao nhiêu tiền, chi về việc gì, và ruộng đất ký hậu cho bao nhiêu, ở tại đâu, cứ mỗi năm về ngày tháng nào thì dùng lễ gì mà cúng tế. Lại có mấy câu tán tụng công đức người mua hậu, cũng tức như một tò ký kết.

Hôm ký tờ dựng bia, người mua hậu phải làm rượu mòi dân làng ăn uổng. Từ bây giờ người mua hậu gọi là ông hậu bà hậu.

Từ sau trở đi, mỗi kỳ đến ngày giỗ hậu, thì dân làng hoặc bản tộc phải biện lễ gà xôi trầu rượu, hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc làm bò để tế. Hậu chùa thì làm cỗ chay để cúng, gọi là giỗ hậu. Con cháu người có hậu hoặc còn ai thì đem trầu rượu đến lễ, không còn ai thì thôi. Làng lễ xong, có biếu lại chủ nhà một ít, còn thì ăn uống với nhau.

Mỗi năm những kỳ tế thần, cũng có cúng lễ các hậu thần, con cháu ngươi có hậu đem vàng hương trầu rượu đến lễ thánh, dân làng cũng có phần biếu.

Có nhà con cháu đông đúc, nhưng giàu có nhiều của thì cũng mua hậu, một là giúp việc cho làng, hai là để cả làng phải cúng giỗ mình thì hương hỏa càng được lâu dài.

Lễ hậu thần nhiều nơi lấy làm rất quí trọng, phi người phú quý có thế lực với dân thì mới mua được.

Tục ta trọng việc hương hỏa, cho nên người không có con trai thì phải ký hậu để có nơi cúng giỗ về sau. Tục ấy cũng là một tục hay, vì người có của mà không có con thì của ấy cũng không để làm gì. Tuy cũng nhiều người nuôi con nuôi để làm người thừa tự cho mình, cũng là chia của cho con gái, thì con cháu người con gái về sau cũng phải giữ giỗ giữ tết. Nhưng con nuôi và cháu ngoại thì đã chắc gì giữ được thủy chung, chi bằng bỏ ra một món tiền, trước là giúp được một việc công ích cho dân làng, sau là đem mình nương bóng thần Phật, thì có thê hương hỏa phần mình, truyền lâu mãi mãi, ấy là cái chủ ý của người mua hậu, mà là một chính sách lý tài của dân làng kể cũng đã khôn khéo.

Tuy vậy, chú ý thì hay, mà lắm thì thành tệ. Vì có lắm khi bọn hào trưỏng trong làng giả danh tu tạo công nọ việc kia, mà bày ra cách bán hậu. Tiền người mua hậu chi về việc công ích thì ít, mà bỏ vào túi bọn ấy thì nhiều, thành ra chỉ giúp cho mấy kẻ hào trưởng mà thôi.

Giá thử ai có của dư dật, ngoài sự lập kế tự, chia gia sản cho họ hàng con cháu rồi, còn nữa không biết làm gì nên để dùng vào những việc làm phúc chung cho xã hội, hoặc quyên vào những việc chẩn thải, hoặc giúp vào những hội học, nhà thương vân vân. Để một cái kỷ niệm trong việc công ích, có lẽ còn hơn hưởng con gà ván xôi sau khi mình khuất mắt.

3. Công Quán

Dân thôn mỗi nơi có một công quán, làng to thì mỗi xóm có một công quán. Công quán làm năm ba gian, hoặc lợp ngói xây gạch; hoặc làm bằng tre nứa, ban đêm thì làm nơi tuần phu canh giò, ban ngày thì làm nơi dân làng hoặc có việc gì hội họp, hoặc để người ta làm chỗ đi lại nghỉ ngơi, tức gọi là nơi điếm sở.

Ở các vùng quê, thường làm quán giữa cánh đồng, để làm nơi nông phu vào nghỉ. Trong quán có dăm ba hàng quà hàng trầu nươcs để người vào nghỉ ăn uống.

Điếm sở - trong làng thì hàng xã hoặc hàng xóm xuất tiền công ra làm, quán giữa đồng hoặc của công, hoặc của tư gia xuất tiền làm phúc.

Về nhiều vùng quê lắm nơi đường đi qua sông, có cầu thượng gia hạ trì, cũng tức là công quán, để khách qua lại có chỗ nghỉ ngơi.

Quán ở nơi dân thôn xóm mạc, mỗi năm đầu mùa xuân, dân làng thường có dùng lễ thủ lợn mâm xôi lễ thổ công. Đêm hôm trừ tịch cũng bày mũ thổ công, làm lễ tông cựu nghênh tân. Ba tháng hè, về ngày rằm, ngày mồng một thì mỗi xóm dùng vàng hương, áo mũ giấy, thành bông hoa quả và nấu cháo cúng các quan chúng sinh. Công quán là một nơi cho người ta nghỉ ngơi, và là chỗ hội họp canh gác, thì cũng là một việc tiện lợi. Mà ích lợi nhất lại là những quán ở giữa cánh đồng. Những người làm ruộng, đem thân ra chỗ đồng không mông quạnh, khi mưa khi nắng, không có cầu có quán, thì lấy chỗ nào mà trú ẩn? Đường xa dặm thắng, khách qua lại một ngày đường không có chỗ nghỉ ngơi, nếu không có quán, thì lấy đâu làm chỗ dừng dân, lấy đâu làm chỗ ăn uống? Vậy thì người có lòng tốt, chịu xuất tiền ra làm quán, cũng là một việc công ích vậy. 4.Am Chúng Sinh

Mỗi làng, đầu làng hoặc cuối làng, có một khu đất rộng đề làm chỗ tha ma nội địa, trong làng có ông già bà cả hoặc người nào mất thì cứ đem tại đó mà chôn. Mỗi chỗ tha ma nội địa có lập một cái am năm ba gian, hoặc xây bệ lộ thiên, đề ba chữ "hàn lâm sở", đê thờ chung cả những mồ mả vô chủ, gọi là am chúng sinh. Mỗi cửa am có một bà đồng ở sớm tối đèn hương thờ phụng, về ba tháng hè thì cứ ngày rằm, ngày mồng một nấu cháo cúng, đổ vào cái lá đa cuộn tròn lại, cắm hai bên dọc đường gọi là cúng các quan, hoặc gọi là cúng bách linh. Cho nên tục có câu rằng: cướp cháo thí lá đa, là nói những người vô hậu. Bà đồng ở đó thường bày một cái nong ra cạnh đường đi; đốt vài nén hương để qüyên giáo, kẻ qua lại ai cũng cúng một vài đồng kẽm. Bà đồng thì ngồi trong am đánh trông kê kệ, hoặc là họp năm ba bà vãi chèo đò. Nhiều nơi mỗi năm về tháng bảy, hoặc công làng, hoặc riêng một hội thiện, thiết điện tràng tại cửa am đê làm chay, cúng hai, ba ngày hoặc năm, bảy ngày. Làm chay, trước hết có nhà sư cầm gậy tầm xích, các vãi cầm phướn và vài ba người đạo tràng đánh trông khua não bạt đi khắp đám tha ma mộ địa gọi là đi rước linh. Rước linh về đàn thì cúng. Trong đàn từng trên thiết tượng Phật, từng dưới thiết vị bách linh, ở ngoài cũng có mã mùng.

Cúng Phật thì dùng lễ oản quả, cúng bách linh thì dùng oản quả, hoặc dùng lợn gà tùy ý. Hôm bắt đầu phát tấu tụng kinh, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu sinh thịnh độ, hôm sau dẫn lục cúng, rồi cũng có phóng sinh trí thực như lễ kỳ an. Hôm sau cùng thì chạy đàn phá ngục. Cách chạy đèn, có mấy người đạo tràng, đóng tuồng Đường Tăng, Đại Thánh, Sa Tăng, Bát Giới chạv xung quanh đàn, và có làm nhà ngục bằng giấy, ông thầy đâm phá các cửa ngục, nghĩa là cứu cho chúng sinh thoát khỏi vùng giam cầm ở dưới âm ty.

Đoạn lễ tạ hóa vàng mã.

Các nơi chiến trận, có nhiều tướng sĩ tử trận chôn một chỗ thì nhà vua lập đàn thờ, gọi là Lệ đàn. Lệ đàn thì mỗi năm nhà vua sai quan về tế, hoặc là hội thiện góp tiền với nhau mà cúng hay là làm chay. Tục thường cho chỗ am chúng sinh và lệ đàn là nơi rất thiêng liêng, cho nên nói đến việc bách linh thì nhiều người dốc lòng làm phúc. Nhất là những khi bất đắc dĩ phải thiên mộ địa đi nơi khác, các nhà giàu tranh nhau mà cúng tiểu, cúng gạch bát tràng, còn các thiện nam tín nữ thì tranh nhau mà đi rước bách linh, để bách linh phù hộ cho được vạn sự như ý.

Tục ta tin quỷ thần, cho nên sự gì cũng cho người chết có linh hồn, có tri giác cũng như người sống. Mà ở dưới âm phủ cũng có kẻ khổ người sướng như trên dương gian. Người có con cái giữ hương hỏa thì hồn phách có chỗ bằng y, người bất hạnh tuyệt tự thì không có ai cúng cấp, chắc là phải phiền não ở dưới âm phủ. Vì thế đám mộ địa nào cũng có am, có đàn, có người hương hoa thờ phụng để cho oan hồn oán quỷ, dầu không ai nhìn nhận cũng có chỗ mà hương khói nương nhờ. Đi đến chỗ mộ địa, trông thấy mồ mả san sát, ai là không động lòng cảm thương, mà nghĩ đến mồ mả vô chủ thì lại đau đớn thay cho người nằm dưới suối vàng. Nhất là đi qua những nơi trận trường thuở xưa, nghĩ đến các anh hùng hào kiệt, khi sanh tiền dũng mãnh can đảm biết bao nhiêu, mà nay chỉ thấy gò cao lổn nhổn cỏ rậm rì rì thì lại xui cho ngưòi ta buồn rầu nữa. Kìa những lúc bóng chiều nhạt vẻ, gió bấc lạnh lùng, đêm tối mưa sa, bốn bề vắng ngắt, qua chỗ đó mà ngắm cái cảnh đìu hiu, lại nghĩ đến nông nỗi người xưa nằm đó, biết bao nhiêu tình cảnh sầu người. Nói đến đó thì am kia đàn nọ, bách linh dẫu thiêng dẫu chang thiêng, dẫu biết dẫu chang biết, dẫu có dẫu chang có, chang kê làm gì, nhưng cũng chua xót xin gửi tặng vài ba giọt lệ.

Than ôi! Từ xưa đến giờ, biết bao nhiêu người khôn ngoan, biết bao nhiêu người vụng dại, biết bao nhiêu người hưng công lập nghiệp, biết bao nhiêu người vong thân tán gia, nào hiền, nào ngu, nào phàm, nào thánh, bây giờ ở đâu cả, chang qua cũng mờ mịt trong một đám cỏ xanh mà thôi! Thôi chẳng nói những cảnh đau đớn làm chi, mà xin nói qua đến cách mộ địa. Tục ta bạ đâu làm mộ địa đấy, mà chôn nông, nhiều nơi gần hồ gần sông phải dùng đến nước ăn uống mà cũng làm mộ địa, thì nước xú uế thâm ra thực là hại cho sự vệ sinh lắm. Mà ta lại thường tin địa lý ngưòi chôn hướng này, kẻ chôn hướng nọ, ngang dọc lổn nhổn, không có thứ tự nào, dễ làm cho nhầm lẫn không nhận được mả của ai. Điều ấy tuy không quan hệ gì, nhưng so với cách văn minh chưa hợp, tưởng cũng nên cải lương.

Phong tục tập quán xưa cho tới này cũng đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với văn hóa hiện đại, thuận tiện cho con cháu cũng như người thăm viếng mà vẫn giữa được nét thuần phong mỹ tục.

 

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC