Thế giới tâm linh bốn phương
 

Bí ẩn hành vi ngáp và sự lây truyền tình yêu


Ngáp là một hành vi hết sức thường gặp của cơ thể khi chúng ta thấy mệt mỏi hay buồn ngủ. Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, ngáp có tính "lây lan". Điều đó nghĩa là nếu bạn ngáp, rất có thể một người ngồi gần bạn sẽ ngáp theo.

Mới đây, nhà khoa học Sam Kean đã tìm hiểu mối liên hệ giữa hành vi ngáp lây truyền và tình yêu. Nghe có vẻ kì cục và không mấy liên quan nhưng kết quả nghiên cứu lại chỉ ra tính nghiêm túc của vấn đề này.

Hành vi ngáp lây truyền và tình yêu

Theo các nhà nghiên cứu, bản chất lây nhiễm của ngáp có thể tiết lộ rất nhiều điều về tình trạng của quan hệ tình cảm. Nếu một trong hai vợ chồng ngáp và người còn lại không nhanh chóng ngáp hồi đáp, mối quan hệ của họ có thể đang tồn tại nhiều vấn đề.

Hãy tưởng tượng một cặp vợ chồng đang ngồi ăn tối trong một nhà hàng sang trọng, ánh nến lung linh. Bất chợt người chồng ngáp "sái quai hàm". Sau đó vài giây, người vợ cũng "lây" ngáp từ chồng mình.

Việc ngáp liên hoàn như vậy có thực sự phản ánh kết nối tình cảm giữa hai người, hay thực ra chỉ là một sự ngẫu nhiên?

Để tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên, ta hãy tìm hiểu đôi chút về cái ngáp. Không chỉ riêng con người mà hầu hết các loài thú đều biết ngáp. Ta có thể kể đến rùa, chim, khỉ, sư tử, chó, mèo… chúng đều ngáp như con người.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học cũng quan sát được hiện tượng "lây ngáp" ở một số loài động vật, trong đó có những loài rất gần gũi với con người về mặt tiến hóa như tinh tinh hay khỉ baboon.

Cây bút khoa học Sam Kean tin rằng, ngáp có thể giúp nhận biết tình yêu thực sự, do con người không bị "lây nhiễm" ngáp cho tới khi được 4 - 5 tuổi. Điều này ám chỉ, chúng ta trước tiên cần phải phát triển một số vùng não nhất định, có thể liên quan đến các kỹ năng xã hội và sự thấu cảm.Họ cho rằng hành vi tiếp nhận "tín hiệu" ngáp chỉ xuất hiện sau khi não bộ phát triển đến một mức độ nào đó. Điều này chứng tỏ, ngáp có sự liên quan với những hành vi giao tiếp ở con người, trong đó có sự đồng cảm và yêu thương.

Năm 2011, các nhà nghiên cứu ở ĐH Pisa (Ý) đã tiến hành quan sát cuộc sống thường ngày của 109 người thuộc đủ mọi giới tính, lứa tuổi, sắc tộc. Họ quan sát và ghi lại hoàn cảnh "ngáp" của những người này trong một thời gian nhất định.

Nếu những người này đang ở bên gia đình, ví dụ như cùng ngồi xem tivi chẳng hạn, một cái ngáp sẽ rất dễ kéo những người còn lại trong nhà ngáp theo.

Khi họ ở trong một nhóm bạn bè thân, ngáp cũng lây lan nhưng với tốc độ và tỉ lệ thấp hơn khi ở trong nhà. Nếu bạn ngáp, may mắn lắm chỉ có một vài đứa bạn ngáp theo mà thôi.

Còn nếu như chúng ta ở giữa một nhóm người xa lạ hoàn toàn, phản ứng ngáp dây chuyền hầu như tắt hoàn toàn. Điều đó cho thấy, khi độ thân thuộc của môi trường giảm đi, ngáp cũng khó lây hơn.

Sau khi phân tích nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định: khả năng lây của ngáp phản ánh sự gần gũi về mặt cảm xúc giữa cá nhân và những người xung quanh. Có thể hiểu ngáp như một tín hiệu giao tiếp đặc biệt, kết nối tình cảm giữa những người thân thuộc.

Do đó, càng yêu nhau, bạn càng dễ lây ngáp từ "đối phương".

Cần lưu ý là kết quả nghiên cứu dựa trên thống kê xác suất. Do đó, không phải lần nào ta ngáp, những người thân bên cạnh cũng phải lập tức ngáp theo ngay. Những người đó chỉ có "khả năng lây ngáp" cao hơn người bạn không quen biết mà thôi.

Nhưng nếu giả sử bạn có ngáp trước mặt bạn trai hay bạn gái của mình bây giờ, hãy thử xem người đó có "ngáp lại" giống bạn không nhé!

* Bài viết dựa trên thông tin và quan điểm của nhà khoa học Robert Krulwich từ chuyên trang Khoa học của NPR.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC