Tư vấn online
 

Lễ cưới truyền thống của người Việt


Lễ cưới với đa số bạn trẻ trong cuộc sống hiện đại đơn giản là tổ chức tiệc báo hỉ, thông báo với họ hàng, bạn bè về hỉ sự của mình. Tuy nhiên, theo đúng truyền thống của người Việt Nam ta, sau khi xem tuổi vợ chồng thì lễ cưới phải bao gồm các nghi thức theo trình tự sau: Chạm ngõ - Ăn hỏi - Xin dâu - Đón dâu - Tiệc cưới - Lại mặt.
 

Lễ cưới truyền thống của người Việt:

le cuoi truyen thong

Trong lễ dạm ngõ, lễ vật nhà trai thường mang đến nhà gái là trầu, cau, hoa quả 

1.       Trước lễ cưới:
 
Thường lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi có thể tổ chức sớm, cách lễ cưới vài tháng, thậm chí cả năm.
 
Lễ dạm ngõ:
 
Đây là một phần của nghi le cuoi hỏi truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ dạm ngõ ngày nay không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật rườm rà, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn. Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ dạm ngõ trong các nghi le cuoi vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới cho con cái sẽ là đường đột.
 
Lễ ăn hỏi: 
 
Buổi lễ này được coi như một thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ cưới hỏi đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ chính của le cuoi vẫn được duy trì và cần phải được xem ngày tốt xấu để chọn ngày kĩ lưỡng. Nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ đem mâm tráp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm lễ ra mắt nhà gái. Lễ vật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.
 
an hoi truoc le cuoi
 
Vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ đem mâm tráp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm lễ ra mắt nhà gái 
2.      Lễ cưới:
 

Các nghi thức chính của lễ cưới:

Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức:
 
Lễ xin dâu
 
Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình, xem tử vi không xung khắc với cả cô dâu và chú rể (hợp tuổi là tốt nhất), sẽ mang cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
 
Lễ đón (rước dâu)
 
Sau lễ xin dâu, dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Thông thường, theo le cuoi truyền thống, đi đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để khiến mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn. Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về. Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trong ngày đón dâu, gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.
 
le ruoc dau
 
Trong ngày đón dâu, gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu
 
Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới.
 
Đãi tiệc
 
Sau các nghi thức truyền thống tại gia đình, uyên ương sẽ tổ chức lễ cưới dành để mời khách, thông báo tin kết hôn, cảm ơn mọi người cùng đến chung vui. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.
 
3.     Sau lễ cưới:
 
Lễ lại mặt
 
Sau lễ cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Nhưng thông thường, nghi lễ này thường tiến hành vào buổi sáng, hiếm khi để sang tới buổi chiều muộn.
 
Trên đây là những nghi thức chính cho một lễ cưới truyền thống của người Việt. Hi vọng sau khi tìm hiểu cội nguồn của các thủ tục cưới này, bạn sẽ thấy trân trọng hơn và biết làm cách tinh giản mọi thứ mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của le cuoi truyền thống.

  

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC