Tư vấn online
 

Xem tướng "Sắc" đoán biết vận số con người


Nhân tướng học quan niệm khí là thứ nguyên khí "bẩm sinh", nó phần nào quyết định đếnvận số con người. Khí có quan hệ chặt chẽ với thần và sắc. Sắc được coi là tinh hoa của khí. Khí có tốt thì sắc mới đẹp. Vậy qua xem tướng "Sắc" có thể đoán biết vận số con người.

xem ngay tot xau

Xem tướng "Sắc" đoán biết vận số con người

Phân loại sắc trong xem tướng học

Theo phong thuy ngũ hành, xem tuong sắc được phân thành 5 loại: xanh thuộc Mộc, đen thuộc Thủy, đỏ thuộc Hỏa, vàng thuộc Thổ, trắng thuộc Kim.

Nếu đem áp dụng điều trên vào y lý để xem tuong bệnh tật thì:

- Sắc trắng ở phổi phát ra vì cơ quan này thuộc Kim
- Sắc xanh ở gan phát ra vì can thuộc Mộc
- Sắc đen ở thận phát ra vì thận thuộc Thủy
- Sắc vàng ở tì (lá nách) phát ra vì can thuộc Thổ
- Sắc đỏ ở tâm phát ra vì tâm thuộc Hỏa.

Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến xem tướng sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

1 ) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể

Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :

-Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai

-Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày

-Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )

-Màu đỏ của các tia màu mắt ….

2 ) Sự đậm lạt của từng loại màu

Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

3 ) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần

Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.

Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.

Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo ( đối với các loại màu phức tạp ) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.

CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC

1- Hình dạng của sắc

Cổ nhân quan niệm, hình dạng của sắc có thể bằng hạt gạo, hạt đậu, như hình sợi tơ, miếng vuông như con dấu hoặc tròn như hạt ngọc.

- Nổi lên trên da gọi là sắc, nằm dưới da gọi là khí.
- Sáng hẳn lên thanh sáng hoặc nổi lên, chìm xuống, tản mạn, hỗn loạn.
- Càng rõ rệt bao nhiêu càng nhanh bấy nhiêu.
- Thần là gốc, khí là sắc, sắc là cành lá.

Tuy khí, thần và sắc phân làm 3 nhưng vẫn là một thể. Có thần tất có khí, có khí tất có sắc.
- Nếu chỉ có thần mà vô khí vô sắc, thần bị chèn ép gọi là thần thảm.
- Nếu chỉ có khí mà vô sắc vô thần, khí không có chỗ phát động gọi là khí trệ.
- Nếu sắc mà không liên hệ với thần khí là loạn sắc.

Tùy từng bộ phận của diện tướng để xem về thần, khí hay sắc. Xem thần thì quan sát đôi mắt; khí biểu hiện ở mũi; sắc biểu hiện phần nhiều ở đôi môi. Tuy nhiên, để đưa ra phán đoán một cách toàn diện, không thể coi nhẹ hay bỏ qua yếu tố nào.

2- Tính chất của sắc

Theo sách “Tướng Lý Hành Chân” thì:
- Xanh chủ ưu tư, lo sợ
- Vàng chủ cát khánh tốt lành
- Đỏ chủ khẩu thiệt quan tụng
- Đen chủ lao ngục, bệnh tật, chết chóc
- Trắng chủ ưu sầu, tang tóc.

Sự ẩn hiện của sắc được đúc kết như sau:

- Xanh khi đến như rêu bám trên bờ giếng, như gỉ đồng; lúc đi phơn phởn màu cỏ non.
- Vàng lúc đến như tằm nhả tơ, ong ong như màu tơ kén; lúc đi nhợt nhạt như hạt kê bóc vỏ.
- Đỏ lúc đến như lửa cháy; lúc đi nhạt như cánh sen.
- Trắng lúc đến như mỡ đông; lúc đi như mỡ gạo.
- Đen lúc đến như quết vệt than; lúc đi bẩn.

3- Sắc cát và hung

Sách “Tướng Lý Hành Chân” có viết: “Hai mắt đen trắng, phân minh, mắt sáng ánh hồng vàng gọi là sắc thanh tốt, chủ nhân sẽ rất phát đạt”. Tuy nhiên, nếu thần bại, khí tán thì bị xem là vô cùng xấu. Dưới đây là biểu hiện của một số loại sắc hung:

- Mắt màu đỏ rần, mặt như ám thường chủ nhân sẽ bị tai họa ngục hình.
- Mắt có sắc như tro bụi bám, tinh thần u mê thường chủ nhân lâm cảnh gia sản tiêu tán.
- Mắt đục, lờ đờ, đen trắng lẫn lộn, thần quang hôn ám hoặc dưới mắt nườm nượp như đỏ xanh là sắp gặp tai bay vạ gió.
- Dưới mắt trắng lờ phờ, phóng bạch quang có thể sắp gặp chuyện tang ma.
- Dưới môi hoặc cằm có sắc đen như đám mây đen, có kẻ xấu hãm hại.

4- Sắc diện và 4 mùa

Ngoài ra, xem tuong học quan niệm, khí sắc của người nên tương sinh với khí sắc 4 mùa, kỵ tương khắc.

Xuân thuộc Mộc cần xanh; hạ thuộc Hỏa phải sắc hồng; thu thuộc Kim nên cần trắng; đông thuộc Thủy sắc cần đen. Màu vàng thuộc Thổ: 4 mùa màu vàng là vô hại. Đây là màu tốt. Cần phân biệt sắc vàng của khí sắc tốt trông như màu vàng của con tằm vừa chín.

Khí sắc ở đây là chỉ khí sắc của toàn bộ khuôn mặt chứ không phải nói đến 1 vết, 1 vầng hiện lên bộ vị. Nếu mùa thu mặt trắng là tốt. Nhưng nếu chỉ có vết trắng trên mũi thì phải căn theo luật khí sắc mà đoán. Xanh, đỏ, đen cũng có cách đoán tương tự.

Xem tướng "Sắc" đoán biết vận số con người

5- Sắc đẹp và nhân tướng học cổ xưa

Mặc dù vậy, theo quan điểm của nhân tướng học truyền thống thì sắc đẹp lại là một phạm trù vô cùng rắc rối.

Người Y-Pha-Nho nói người đàn bà muốn hoàn toàn đẹp phải hội tụ đủ 27 điều kiện:

Ba thứ trắng: da, răng và đôi bàn tay.
Ba thứ đen: mắt, đôi mi và đôi mày.
Ba thứ hồng: môi, má và móng tay.
Ba thứ dài: chân, tóc và tay.
Ba thứ ngắn: răng, tai và đôi bàn chân.
Ba thứ nở: ngực, trán và mi mắt.
Ba thứ hẹp: miệng, eo và gót chân.
Ba thứ bụ bẫm: cánh tay, đùi và bắp chân.
Ba thứ nhỏ: núm vú, mũi và đầu.

Tướng lý đã chẳng khác chi một gáo nước lạnh dội vào văn chương cho văn chương tỉnh mộng nhìn vào thực tế tàn nhẫn. Sách tướng đưa ra quy luật: Mỹ nhân thường tác kỹ (người đẹp thường hay làm điếm). Nếu ta đi vào các nhà nhảy, các nhà hát cô đầu hoặc những chốn ăn chơi tất không ai phủ nhận rằng nơi ấy có nhiều người đàn bà đẹp theo con mắt tục hơn là vào một dạ hội gồm các bà lớn tụ hội.

Nếu ta lại quây riêng mười kỹ nữ ra, ta sẽ dễ dàng tìm thấy từ 4 đến 8 người đẹp (tục nhãn), còn nếu nhìn các bà vợ của cả một nội các thì phải khó khăn lắm mới thấy vài ba mỹ nhân!

Tướng nhãn và tục nhãn khác biệt hẳn nhau ở điểm này. Nhưng chính tướng nhãn và tục nhãn lại gặp nhau trên một điểm khác đó là vẻ đẹp hoàng hậu, vẻ đẹp công chúa. Tuy nhiên vẻ đẹp ấy cực hiếm không phải lúc nào cũng có. Vẻ đẹp ấy là vừa đẹp người vừa đẹp tướng.

Ngoài các yếu tố kể trên, khi xem tướng ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :

1 - Hư sắc và thực sắc

Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.

Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.

Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc

Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.

* Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

* Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).

Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu. Như danh xưng của nó , trệ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát

- Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điềm báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.

- Mộc trệ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .

- Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.

- Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.

- Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.

*Hoại sắc: Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.

Tóm lại: Khi nói đến sắc trong tu vi  tướng số , thường ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC