Chuyện lạ
 

Bí ẩn về cách sinh tồn của cây táo bất tử ở Ukraina


Câu chuyện lạ kỳ về cây táo hơn 200 tuổi ở Ukraina và với cách phát triển đặc biệt này nó có thể trở nên "bất tử". 

Để có thể sinh tồn và phát triển trong một thời gian dài như thế, cây táo kỳ lạ này có cách phát triển vô cùng đặc biệt. Mời các bạn cùng khám phá cách sinh tồn đặc biệt của cây táo này nhé!

cay tao ky la

Thành phố Krolevets ở tỉnh Sumy, của đất nước Ukraina là nơi được nhiều người biết tới với vườn táo độc đáo nhất thế giới vì trong vườn cây ở đây chỉ có một cây táo duy nhất. Với diện tích của tán cây táo lên đến 10 acre ( vào khoảng hơn 4047 mét vuông), trên thân của “cụ” cây 220 tuổi này là hàng chục cành cây đã bám rễ vào đất, và dường như điều này đã làm cho cây táo trở nên bất tử.

Cây táo đặc biệt này đã tự tìm ra cho nó một phương pháp thật đặc biệt để tồn tại, và có lẽ nó sẽ còn sống thêm hàng thế kỷ nữa. Ban đầu nó chỉ là một cây táo rất bình thường, nhưng theo thời gian, những cành cây của nó bị võng xuống sát mặt đất và bắt đầu bám rễ. Từ chỗ cây táo này chỉ có 9 thân cây vào thời điểm năm 1970, nhưng số thân cây đã tăng lên gấp đôi vào năm 2008.

Ngày nay, “vườn cây” này có một vài thân cây lớn và hàng chục cành nhỏ đã bám rễ. Người dân sống ở gần đây cho biết, theo xem ngày thì vào tháng hai hàng năm cây sẽ cho ra hoa nhưng những bông hoa màu hồng của cây táo này chỉ có thể được nhìn thấy trên một phần của cây. Những quả táo Lozovka của nó có kích cỡ trung bình, có vị ngọt và hơi chua.

Truyền thuyết địa phương kể rằng cây táo này được trồng bởi chính tay Hoàng tử Peter Sergeev của gia đình hoàng tộc Meshchersky. Khi vị hoàng tử này qua đời, cây táo đã khóc thương ngài và những cành cây của nó đã chạm xuống đất, rồi sau đó cả khóm cây đã mọc lên. Sau đó vị hoàng tử được chôn cất dưới gốc cây vào năm 1848, và bia đá trên mộ của ngài vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Một phiên bản khác cũng của câu chuyện này lại kể rằng vị hoàng tử đã trồng cây táo trên ngôi mộ của người vợ đã mất sớm của mình.

Đã từng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu chi tiết nhưng không ai có thể tái hiện được sức sống của cây táo này qua các thí nghiệm của họ. Vào năm 1972, Hội đồng tỉnh Sumy đã công nhận cây táo này là di tích cấp địa phương, đến năm 1988 thì được công nhận là di tích quốc gia.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC