Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

24 câu nói nổi tiếng đáng suy ngẫm của đức Dalai Lama


Cùng chuyên mục Kinh Phật - Kinh Chú Đại Bi tìm hiểu về 24 câu nói nổi tiếng đáng suy ngẫm của đức Dalai Lama nhé!.

24 cau noi cua datlai lama

24 câu nói nổi tiếng đáng suy ngẫm của đức Dalai Lama

1. Đức Dalai Lama là ai?

Phật tử Tây Tạng tin rằng Ngài là hóa thân đời thứ 14 của vị Dalai Lama đầu tiên – Một vị lãnh đạo tinh thần sinh năm 1351 và được cho là hóa thân của Bồ Tát Quán thế âm – Vị bồ tát của từ bi và cứu khổ.

Vị Dalai Lama hiện nay được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo trong một ngôi làng nhỏ ở phía đông bắc Tây Tạng năm 1935. Khi lên ba tuổi, các tu sĩ đến gặp và chỉ định cậu là hóa thân của Đức Dalai Lama 13, người đã viên tịch trước đó 4 năm.

Năm 1950, vào tuổi 15, Ngài đảm nhận vị trí lãnh đạo thế tục của Tây Tạng đúng lúc Trung Quốc xâm lược. 7 năm sau, Ngài trốn thoát và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, phía bắc Ấn Độ. Cùng lúc đó, một phái đoàn Tây Tạng được triệu đến Bắc Kinh để ký văn bản từ bỏ nền độc lập của Tây Tạng.

2. Đức Dalai Lama là lãnh đạo tôn giáo hay lãnh đạo chính trị?

Cả hai. 6 triệu Phật tử Tây Tạng trong đợi Ngài hướng dẫn về tôn giáo, nhưng ngài cũng là lãnh đạo của 100.000 người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ và cũng là người tị nạn chính trị nổi bật nhất trên thế giới.

Từ khi trốn khỏi Tây Tạng, Ngài đã cống hiến cho mảnh đất quê hương, nhưng luôn nhấn mạnh sự cần thiết của bất bạo động – lý do ngài đã đạt giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Đức Dalai Lama có những bước đi rất cẩn thận để đảm bảo Ngài là một nhà lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng là một nhà chính trị đầy nghệ thuật. Ngài đã đưa ra hướng đi “trung đạo” để giải quyết vấn đề Tây Tạng – tự trị cho Tây Tạng trong lòng Trung Quốc.

Ngài ứng xử với người Tây Tạng và người Phương Tây khác nhau. Với người người Tây Tạng, giống như các vị Dalai Lama trước đây, Ngài chỉ rõ họ cần phải làm gì. Còn đối với người Phương Tây, Ngài không hành xử như một lãnh đạo tôn giáo mà là một nhân vật hòa đồng để chia sẻ kinh nghiệm tu tập Phật giáo của riêng mình.

Ngài là người nhiệt tình và hài hước. Thông điệp của ngài mang tính trung dung. Khi nói chuyện với người Phương Tây, Ngài thường cảnh báo họ rằng “khi bạn quan tâm đến tôn giáo cũng có nghĩa là bạn phải liên quan đến chính trị”.

3. Vì sao Đức Dalai Lama nổi tiếng?

Đức Dalai Lama là nhân vật đã đưa đạo Phật đến Hollywood. Đạo Phật là tôn giáo Phương Đông phát triển nhanh nhất ở Phương Tây. Theo đạo Phật, nhất là tập thiền đang là một trào lưu thịnh hành trong các tầng lớp xã hội thế tục, nhất là giới trung lưu vì đạo Phật khuyến khích sự khám phá hơn là niềm tin thần quyền.

Mặc dù vậy, Ngài không phải là người đi cải đạo người khác. Ngài khuyến khích mọi người nhìn sâu vào truyền thống văn hóa tâm linh của chính mình. Tuy thế, với sức hút và sự khoan dung, Ngài trở thành một trong những nhân vật tôn giáo nổi tiếng nhất hiện nay.

4. 24 câu nói nổi tiếng của Đức Dalai Lama

1. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.

2. Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai.

3. Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

4. Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế.

5. Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.

6. Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc.

7. Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.

8. Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình.

9. Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế.

10. Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó.

11. Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.

12. Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn”.

13. Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

14. Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

15. Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy.

16. Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực.

17. Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.

18. Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh

19. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh.

20. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này.

21. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất.

22. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

23. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.

24. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế.

Những lời Phật dạy để cuộc sống của bạn hoàn thiện hơnNhững lời Phật dạy để cuộc sống của bạn hoàn thiện hơn
 
Quan điểm của Phật giáo về xung đột và chiến tranhQuan điểm của Phật giáo về xung đột và chiến tranh
 
Lời Phật dạy - Thế nào là người có tội lỗi?Lời Phật dạy - Thế nào là người có tội lỗi?
 
Lời Đức Phật dạy sống đạo đức để hưởng hạnh phúcLời Đức Phật dạy sống đạo đức để hưởng hạnh phúc
 
Lời Đức Phật dạy về việc đọa ba đường ácLời Đức Phật dạy về việc đọa ba đường ác

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC