Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Hướng dẫn cách tụng Kinh Phật – Chú Đại bi đúng cách


Theo Phật Giáo, niệm Kinh Phật – Chú Đại bi sẽ mang lại những điều kỳ diệu, giúp cứu khổ cứu nạn, bảo vệ con người khỏi những khó khăn của cuộc sống, biến ước nguyện chính đáng của con người trở thành hiện thực.  Vậy phải đọc Chú Đại bi thế nào cho đúng mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn cách tụng Kinh Phật – Chú Đại bi đúng cách

1. Chú Đại Bi – bài chú tiêu tai giải nạn

Đây là bài chú rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Quan Thế Âm Bồ Tát. Vị Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, có lòng từ bi hỉ xả, cứu vớt chúng sinh khỏi khổ ách và nạn tai rất được người đời kính ngưỡng nên bài chú này vô cùng quen thuộc. Bất cứ ai là đệ tử Phật pháp đều biết và từng trì tụng qua.

Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ, chia thành 2 phần theo cấu trúc của kinh Phật kinh điển. Mỗi phần có tác dụng và cách sử dụng khác nhau, người đọc cần nắm được để ứng dụng cho đúng trong quá trình tụng niệm.

Phần hiển (phần kinh) thể hiện ý nghĩa và chân lý của bài chú, chính là phần mà chúng Phật tử thường tụng niệm hoặc nghiên cứu để tu tập, từ trong câu chữ chứa đựng ẩn ý và nội dung đạo. Phần này thường là một hoặc hai câu, ở trong Chú Đại Bi là câu “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”.

Phần mật (phần câu chú) là những câu kinh nội dung của phần hiển, viết bằng tiếng Phạn và người thường khôg biết ý nghĩa, chỉ trì tụng để đáp ứng công năng hiểu được nhờ phần hiển mà thôi. Phần mật của Chú Đại Bi gồm 84 câu kinh.

2. Tác dụng khi tụng Chú Đại Bi

Kinh Phật vốn là kết tinh của tinh thần Phật giáo, là một việc làm mang ý nghĩa tâm linh thể hiện bằng câu chữ để Phật tử tụng niệm, gia trì, tu tập. Đọc kinh hàng ngày có thể thanh tịnh tam nghiệp, khai thông huệ sinh, tiến tới cõi Tây Phương Cực Lạc. Niệm chú để diệt trừ ác nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, tu tâm tịnh thân.

Thân nghiệp gồm sát sinh, tà dâm, trộm cướp. Khẩu nghiệp gồm nói dối, ác miệng, ba phải và bịa chuyện. Ý nghiệp gồm tham, sân, si. Nếu trừ được tam nghiệp này thì đạt tới cảnh giới vô ngã vô thường, thân tâm an lạc, một đời an nhiên.

Chú Đại Bi gắn liền với Đức Bồ Tát Quan Âm – vị Bồ Tát có sức mạnh thấu triệt chúng sinh và lòng từ bi rộng mở khắp cõi. Tụng Chú Đại Bi có thể cảm thấu được ân đức của Bồ Tát đồng thời đoạn trừ phiền não, hướng tới thiện hạnh, noi gương sáng của Ngài mà tu tập, tự tạo công đức tốt đẹp cho mình.

3. Cách trì tụng Chú Đại Bi

Tụng kinh Phật nói chung và niệm Chú Đại Bi nói riêng có nhiều cách, mỗi người có thể tự chọn cho mình cách phù hợp nhất.

Nếumới bắt đầu tụng hoặc ở nơi có nhiều người cùng trì tụng thì nên tụng nhanh, to rõ ràng và tụng thành tiếng. Âm thanh phát ra trầm bổng, vừa để nhắc nhở bản thân mình chuyên tâm vào bài kinh, đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và những người xung quanh.

Cách này có thể chống buồn ngủ và chống phiền nhiễu, ý thức đặt hết vào giọng đọc kinh, không bị phân tâm. Hơn nữa tụng thành tiếng rất có khí thế, tâm phấn chấn, hứng khởi hơn hẳn chỉ tụng một mình hay tụng trong tâm, giúp người mới có thể bắt nhịp với các khoá tụng.

Với những người đã quen trì niệm, tâm tĩnh thân an thì có thể niệm bằng ý nghĩ, không phát ra tiếng nhưng trong đầu nhất mực hướng tới bài kinh. Cách niệm này không dễ, nhất là với người mới, người còn chưa thuộc kinh, dễ sinh mất tập trung hoặc buồn ngủ, mấy hứng. Chỉ những người tu tập lâu năm, có kinh nghiệm và quá trình dưỡng rèn mới có thể đạt được

Dù niệm theo cách nào thì quan trọng nhất là phải có lòng, lòng hướng Phật, lòng hướng thiên và chăm chú vào từng câu. Những câu kinh này là phương tiện để đưa Phật tử từ giới thực thoát tới cảnh giới vô niệm, ngộ ra chân lý cuộc đời và ứng chúng vào chính bản thân mình.

Tụng Chú Đại Bi phải luôn mang tâm từ bi, phát huy Phật tính vốn có trong mỗi con người, có thể tụng kinh bất cứ lúc nào,chỉ cần trong lòng có Phật thì câu kinh cứ thế tuôn ra. Tụng hàng ngày, đúng lễ, đều đặn sáng trưa chiều thì rất tốt nhưng nếu không có điều kiện thì bất cứ lúc nào rảnh rỗi đều có thể đọc Chú Đại Bi, tìm tới sự an lạc trong tâm hồn.

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC