Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Nguồn gốc và ý nghĩa của Trống trong Phật giáo


Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng v.v… Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Ðức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng bố tát, nghe pháp…

Ngũ Phần Luật có ghi: "Chư Tỳ-kheo bố – tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: Nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…". Trong Kinh Phật - Kinh Lăng Nghiêm chép: Đức Phật dạy: “Này A Nan! Ông hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong Tịnh xá Kỳ Ðà Hoàn nầy. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”. (Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan).

y nghia cua trong trong phat giao

Ý nghĩa của Trống trong Phật giáo

Trung Hoa thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội... Có loại lớn, loại nhỏ, loại treo hoặc để trên giá... Trống lớn gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo...

Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật Giáo Trung Hoa tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng Trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là “Kỹ nhạc cúng dường; trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.

Ai đã đưa Trống vào tự viện? Dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.

Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam sử dụng Trống nhỏ để hỗ trợ cho chư Tăng Ni khi tán tụng. Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, vì các thời tụng niệm của Phật giáo Trung Hoa đều có tán, và loại trống nhỏ này cũng được xem như một loại pháp khí.

Trống sử dụng trong chùa chiền, tự viện có hai loại:

1. Trống lớn (Dân gian quen gọi là đại cổ, tiếng bình dân Việt Nam còn gọi là trống đại): Đánh vào những buổi lễ Phật và các dịp lễ lớn gọi là trống Bát Nhã.

2. Trống nhỏ (Dân gian quen gọi là tiểu cổ, tiếng bình dân Việt Nam còn gọi là trống cơm): Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh. Ngoài việc dùng đánh khi tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, còn có rất nhiều thể điệu khác nhau khi dùng trong tang lễ, chẩn tế cô hồn v.v…

Chuông trống Bát Nhã:

Tiếng chuông trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh Phật đăng bảo tọa. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (Phiên âm của từ ngữ “prajnaa” của chữ Sanskrit có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. (Trống thăng long).

Thật ra nhóm từ ngữ “chuông trống Bát Nhã” là để chỉ nghi thức đánh chuông và trống theo bài kệ “Bát Nhã Hội”. Đây là một nghi thức hành lễ Phật Giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ xuất phát từ Không Tông, do nghi thức rất trang trọng nên dần dần chùa chiền các Tông phái khác áp dụng theo.

Có nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã nhưng hầu hết chùa chiền Việt Nam áp dụng cách thỉnh chuông trống Bát Nhã theo bài kệ Bát Nhã Hội nói trên như sau:

Bát nhã hội,
Thỉnh Phật thượng đường.
Đại chúng đồng văn,
Bát nhã âm.
Phổ nguyện pháp giới,
Đẳng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Ba la mật môn.

Nghĩa là:

Hội Bát nhã,
Thỉnh Phật lên tòa,
Đại chúng đều nghe:
Âm Bát nhã.
Nguyện khắp pháp giới,
Chúng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Chứng Ba la mật.

Phật giáo - Nghi thức tổ chức hôn lễ
 
Ý nghĩa của việc sử dụng Chuông trong Đạo Phật
 
Phật giáo - Ý nghĩa của nghi thức tắm Phật
 
Phật giáo - Kinh niệm Phật Ba La Mật
 
Lời Đức Phật dạy chắp cánh cho tình yêu hôn nhân

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC