Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Những câu trả lời của vị Hòa Thượng khiến bạn phải ngàn lần suy ngẫm


Có một nghiên cứu sinh tới thăm vị hòa thượng và hỏi một câu: “Tại sao rất nhiều người khi gặp thầy đều dập đầu bái lạy?”. Câu trả lời của vị hòa thượng khiến rất nhiều người bái phục…

Tại sao nên bái lạy Phật, thượng sư, tổ tiên?
Nghiên cứu sinh: “Tại sao rất nhiều người khi gặp thầy đều dập đầu bái lạy?”
Hòa thượng ngừng lại một chút, rồi hỏi: “Bạn có biết chơi bóng rổ, cầu lông, hay bóng bàn gì không?”.
Nghiên cứu sinh: “Có, tôi có chơi bóng chuyền”.
Hòa thượng: “Bạn chơi bóng chuyền với mục đích gì? Không chơi bóng thì bóng có khó chịu không? Hơn nữa nhiều người cùng chơi một quả như vậy, có phải vì để đánh hư bóng hay không?”.
Nghiên cứu sinh: “Không phải vậy, là rèn luyện thân thể và giải trí thôi”.
Hòa thượng: “Không cần quả bóng thì cũng có thể vận động giống như bóng đấy thôi!”.
Nghiên cứu sinh: “Như vậy thì không thú vị, hơn nữa người khác còn có thể nói chúng tôi bị bệnh tâm thần nữa ấy chứ!”.
Hòa thượng: “Nói rất hay! Bóng chuyền chỉ là một đạo cụ, một đạo cụ rèn luyện thân thể và giải trí. Thân thể cần tập luyện, vậy thì tâm hồn không cần tập luyện sao?”.
Nghiên cứu sinh: “Theo lý thì đúng, nhưng tâm hồn cần phải rèn luyện như thế nào đây?”.
Hòa thượng: “Khi người ta sùng bái, đầu dập xuống đất, đó là biểu hiện sự khiêm tốn, phục tùng, sám hối, xin giúp đỡ, tạ ơn và tiếp nhận, đồng thời cũng khiến cho tâm hồn của mình thăng hoa lên, có sự liên kết và hợp nhất về mặt tâm hồn với đối tượng được sùng bái. Đây chính là rèn luyện tâm hồn.
Người khác sùng bái tôi, thì tôi cũng chỉ là một loại đạo cụ, cũng giống quả bóng chuyền, để cho người ta đánh tới đánh lui. Chỉ có điều tôi không phải quả bóng chuyền, mà là quả bóng tâm hồn”.
Cũng giống như vậy, bái lạy tổ tông là nuôi dưỡng tâm hiếu kính của chính mình, dùng tâm hồn để tiếp nhận năng lượng tổ tiên đã tích lũy, bái lạy đất là để thể hiện sự cảm ơn và trân quý đối với đất. Chúng ta trưởng thành ở trên đất, đất cung cấp cho chúng ta bao nhiêu chất dinh dưỡng, nhưng chúng ta thì lại xả rác trở lại đất; thờ Long Vương là để thể hiện sự trân quý và cảm ơn đối với nước, bởi vì cơ thể chúng ta nước chiếm khoảng cỡ 70-80%.
Chúng ta bái kính những người có học vấn sâu rộng, thì cũng tạo ra tác dụng rất huyền diệu đối với trí huệ của chúng ta.
Khi chúng ta thành kính bái lạy, người bái và người được bái là một chỉnh thể, vậy thì có gì gọi là phân cao thấp?
Có người không hiểu những đạo lý này nên cứ một mực phỉ báng, là do không có trải nghiệm thực tiễn, và cũng không muốn thể nghiệm!”
Nghiên cứu sinh: “Thật là quá cao và sâu, xin thầy nhận của tôi 3 lạy!”.

bai-lay-phat

Hòa thượng khi ở một mình có ăn thịt không?
Có một vị khách tới chùa chơi và hỏi lão hòa thượng: “Hòa thượng, tôi muốn hỏi ngài một câu hỏi hơi bất kính có được không ạ?”.
Lão hòa thượng: “Xin ông cứ nói!”.
Vị khách: “Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở nhà một mình ngài có ăn thịt không?”.
Lão hòa thượng không trả mà hỏi lại vị khách: “Ông lái xe tới đây phải không?”
Vi khách trả lời: “Vâng, đúng ạ!”
Lão hòa thượng: “Lái xe phải thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát kiểm tra? Nếu như là vì bản thân thì khi không có cảnh sát kiểm tra ông vẫn sẽ thắt, có phải vậy không?”.
Vị khách: “Tôi hiểu rồi!”.

Năm trăm nghìn sao có thể mua được ô tô?
Có một vị khách tu tại gia gọi điện cho lão hòa thượng phàn nàn rằng: “Thưa thầy! Vì sao con cảm thấy mình đã cố gắng rồi mà vẫn chẳng được gì? Con vẫn niệm kinh, cũng làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thay đổi?”.
Lão hòa thượng: “Vậy, ta cho ông 500 ngàn có được không?”.
Người gọi điện: “Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!”.
Lão hòa thượng: “Ta là muốn ông làm giúp ta một việc”.
Người gọi điện: “Thầy cứ nói ra con sẽ làm giúp thầy”.
Lão hòa thượng: “Ông hãy giúp ta mua một chiếc ô tô”.
Người gọi điện (giật mình hoảng hốt): “Thưa thầy, 500 ngàn thì làm sao có thể mua ô tô cho được”.
Lão hòa thượng: “Ông biết 500 ngàn không mua được xe ô tô, thế là tốt rồi. Nhưng trên đời này có rất nhiều người đang vắt hết óc để nghĩ cách, làm thế nào để chỉ bỏ ra một chút ít mà vẫn thu về được nhiều thứ!”.

Dạy trẻ em như thế nào?
Trong một hội trường, khi pháp sư đang thuyết giảng thì có một người hỏi: “Thưa pháp sư, con của tôi không nghe lời, không thích học, vậy thì phải làm thế nào?”.
Pháp sư: “Xin hỏi ông đã từng photo tài liệu chưa?”.
Người hỏi: “Tôi đã từng photo rồi”.
Pháp sư: “Nếu tài liệu photo có chỗ bị sai, thì ông sẽ sửa bản photo hay bản gốc?”.
Nghe xong câu hỏi này mọi người trong hội trường ồ lên vỗ tay. Có người trả lời: “Sửa bản gốc”.
Pháp sư: “Nên sửa cả bản photo và bản gốc, thì mới là tốt nhất. Cha mẹ chính là bản gốc, gia đình là máy photo, con cái chính là bản photo”.
Cha mẹ chính là thầy giáo tốt nhất của con cái, nếu bạn không xuất sắc, thì rất khó có thể dạy con mình trở nên xuất sắc? Nếu bạn suốt ngày chỉ mê kiếm tiền, thì sao có thể nói con mình không được mê điện tử? Bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình trước, vậy thì mới có thể giúp con mình tiến bộ được.

Nếu người thế gian đều xuất gia …?
Một nữ giáo viên rất hứng thú với Phật giáo hỏi một nhà sư: “Thưa thầy, nếu người thế gian đều xuất gia, thì nhân loại có thể tiếp tục được không?”.
Nhà sư làm như chưa nghe thấy câu hỏi này, rất bình thản và ân cần hỏi lại: “Con của cô đã lớn chưa? Là con gái hay con trai?”.
Nữ giáo viên: “Con có một đứa con gái, năm 17 tuổi rồi”.
Nhà sư: “Vậy là sắp chuẩn bị thi đại học rồi phải không?”
Nữ giáo viên: “Vâng, con bé đang gấp rút ôn tập”.
Nhà sư: “Cô nhất định là hy vọng con bé sẽ thi được vào trường tốt đúng không?”.
Giáo viên: “Đúng vậy, đã thi thì phải thi đại học tốt nhất, chứ không thi mấy trường khác”.
Nhà sư: “Nếu ai cũng nghĩ như cô, vậy thì có ai chịu làm ruộng không? Những trường đại học khác chẳng đúng là phải đóng cửa hay sao?”.
Nữ giáo viên lặng im không biết nói gì…
Nhà sư: “Cô chắc đã biết câu trả lời cho chính mình rồi đó”.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC