Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Tại sao Đức Phật, Bồ Tát chọn hoa sen để ngự mà không phải loại hoa khác?


Hình ảnh Đức Phật, chư vị Bồ Tát ngự trên tòa sen là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Đó gần như được coi là biểu tượng Phật giáo. Hình ảnh đó thường được đặt dưới góc bồ đề. Nhưng có bao giờ chúng ta thắc mắc, tại sao Đức Phật và Bồ Tát lại chọn hình ảnh hoa sen chứ không phải loài khoa khác? Bài viết của Lichvansu.wap.vn dưới đây sẽ giúp bạn biết được lý do.

Tại sao Đức Phật, Bồ Tát chọn hoa sen để ngự mà không phải loại hoa khác?

Đối với vấn đề này, chỉ cần chúng ta biết được ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo thì có thể hiểu ngay được lý do vì sao. Nhắc tới hoa sen, người ta thường nghĩ ngay đến những tính chất đặc trưng sau:

1. Sự thanh tịnh – Vô nhiễm

Là người Việt Nam, chắc hẳn chúng ta đều biết câu thơ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen là loài hoa không thể trồng nơi sạch sẽ như vườn, mà sống trong bùn lầy, và được nuôi dưỡng từ những chất bẩn đó. Nhưng khi vươn lên khỏi mặt nước, nó xòe nở và tỏa ra hương thơm không nồng nàn nhưng dịu nhẹ và thanh khiết.

Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời.

Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh.

Đức Phật được sinh ra trong cuộc đời với đầy đủ những thú vui ngũ dục bao quanh thế nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả những thú vui ấy để đi tìm cho mình một cuộc sống thanh cao vô nhiễm. Cho nên hình ảnh hoa sen trong Phật giáo, tâm linh, tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ, giải thoát ngay tại cõi đời này.

2. Tinh khiết – Thanh tao

“Thanh thoát đài sen ngự giữa đời

Quản gì gió lạnh với sương rơi

Dẫu chốn trần ai đầy cát bụi

Lấp lánh hồn sen mãi sáng ngời”

Đã là hoa thì hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa lại sở hữu nét đẹp riêng. Hoa sen sở hữu nét đẹp giản dị mà thanh tao, trang nhã.

Hương thơm của hoa sen không nồng nàn ngây ngất mà là hương thơm dịu nhẹ khiến lòng người cảm thấy an nhàn, thanh thoát. Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà hầu như không có loài ong bướm nào tìm đến để hút mật hoa, điều này càng khiến hoa sen đẹp tinh khiết và thanh thoát hơn rất nhiều lần.

Cũng vậy, trong Kinh Phật, nét đẹp của một người tu sĩ không phải là sự hấp dẫn về hình sắc mà nét đẹp ấy toát ra từ tâm hồn từ bi và giải thoát. Các tu sĩ không quyến rũ mọi người bằng hương thơm của các loại nước hoa mà hương thơm ấy toả ra từ đời sống phẩm hạnh thanh cao.

3. Hành trực (Ngay thẳng)

Cọng sen khi vươn lên khỏi nước nó luôn luôn mọc thẳng.

Người tu hành phải giữ thân đoan chính trong tất cả các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi,… giữ tâm ngay thẳng không nịnh hót, a dua với bất cứ ai, “cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”.

4. Trừng thanh (Lóng trong)

Nơi nào có hoa sen mọc nơi đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì không cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh, sạch sẽ.

Cũng vậy, giáo lý của đức Phật có thể thanh lọc chuyển hóa từ tâm phàm phu đầy uế nhiễm trở thành tâm thanh tịnh sáng suốt của một bậc thánh. Nơi nào có chư Phật ra đời, nơi đó sẽ đầy sự an lành, hạnh phúc.

5. Thanh lương (Mát mẻ)

Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ, nhiều mưa phùn. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông.

Khác với các loài hoa thông thường, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Khi tiết trời trở nên oi bức với cái nóng của ngày hè đó cũng chính là lúc những hoa sen bắt đầu đua nở. Với hương thơm dìu dịu, màu sắc thanh nhã, hoa sen đã góp phần xoa dịu đi sự oi bức khó chịu của mùa hè.

Cũng vậy, chư Phật ra đời để đem lại hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sinh. Giữa cõi đời đầy phiền trược, đức Phật và các vị thánh đệ tử của Ngài đã xuất hiện và đem hương thơm giới đức, ánh sáng của từ bi và trí tuệ trang trải khắp nơi, giúp nhân loại xóa bớt khổ đau, tìm về chân hạnh phúc.

Hình ảnh hoa sen vươn mình mạnh mẽ trong tiết trời nóng bức mang ý nghĩa tượng trưng cho việc dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới, đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si… nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chính pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn. Bạn đã biết Thế nào là tham, sân, si? Làm thế nào để kiềm chế?

 6. Viên dung (Tròn đầy)

Khi nở, cánh hoa sen xòe rộng, lộ ra gương sen tròn trịa bên trong, ngụ ý rằng bên trong mỗi chúng sinh đều có tính giác tròn đầy, một ngày nào đó khi màn vô minh được vén lên thì tính giác của chúng ta sẽ hiển bày.

7. Bồng thực (Hoa và quả kết cùng một lúc)

Khác với các loài hoa thông thường, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hạt, hoa sen nở ra thì đã có gương có hạt sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều này nói lên luật nhân quả trong đạo Phật, triết lý sống: nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.

Thế nên, muốn cho đời sống được an ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, chúng ta cần hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức tìm nơi đâu xa xôi. Niết Bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi. Bạn đã biết Phật nhập cõi Niết Bàn để lại 4 câu trả lời cho mọi vấn đề.

8. Ngẩu không (Rỗng không)

Cọng sen mọc thẳng nhưng bên trong lại rỗng. Đặc điểm này khiến người ta liên tưởng tới tính hỉ xả của người tu hành.

Sở dĩ cuộc đời nhuốm màu đau khổ là bởi chúng ta luôn chấp nhặt mọi thứ, sắc đẹp, tiền tài, danh vọng… Tất cả những thứ ấy là những miếng mồi ngon để nhân loại xâu xé, tranh giành. Người học Phật thấy rõ những tai hại của sự đam mê và dính mắc, từ đó chủ động xem nhẹ mọi thứ trên đời, không tham đắm mong cầu quá mức.

Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Phật Di Lặc. Đối với Phật Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên.

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC