Thế giới tâm linh bốn phương
 

Cúng 49 ngày – Những lưu ý tâm linh nhất định không được bỏ qua


Tại sao có lễ cúng 49 ngày? Cúng 49 ngày cần phải lưu ý những gì?... và rất nhiều thắc mắc khác về lễ cúng 49 ngày sẽ được giải đáp trong bài viết này.

 

Cúng 49 ngày – Những lưu ý tâm linh nhất định không được bỏ qua

Lễ cúng 49 ngày

Cúng 49 ngày là một hoạt động tín ngưỡng, tâm linh vô cùng quan trọng của người sống dành cho người đã khuất. Theo quan niệm của Phật giáo, sau khi chết, linh hồn người đã khuất sẽ ở lại trần gian 49 ngày. Lễ cúng 49 ngày là lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời có ý nghĩa tiễn linh hồn người đã khuất xuống suối vàng.

Cúng tuần 49 ngày còn được gọi là cúng “chung thất”

Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn  “quy” người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật “ăn mày lộc Phật” nên họ thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn chóng được siêu thăng tịnh độ.

Những lưu ý tâm linh trong lễ cúng 49 ngày nhất định phải nhớ

1. Sắm lễ cúng 49 ngày

Đồ cúng trong cúng 49 ngày rất đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùng miền. Nhưng nhìn chung, cúng tuần 49 ngày chủ yếu đồ chay, kỵ nhất việc sát sinh. Điều này dựa trên nền tảng của Kinh Địa Tạng đã nói rằng: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.

Chuẩn bị đồ cúng:

  • Tiền vàng từ 15 sấp trở lên, quần áo từ 2 – 3 bộ cho người đã khuất.
  • Một số loại vàng mã là những đồ dùng cần thiết cho con người như ở dương gian.
  • Mâm cơm gồm có các món ăn quen thuộc như thịt cá, xôi…
  • Nước,  rượu, nhang đèn, hoa, trái cây.

2. Đốt bảy

Bắt đầu từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày, xưng là “ Đầu bảy", "Hai bảy", "Tam bảy", "Bốn bảy", "Năm bảy" , "Sáu bảy" , "Mạt bảy".

Truyền thuyết dân gian cho rằng, người có ba hồn bảy vía, mỗi năm đi một hồn, bảy ngày đi một phách, ba năm hồn tẫn, bốn chín ngày phách tan nên phải quá bảy kì và ba năm mới được coi là đoạn tang. Còn có một cách nói khác, sau khi mất, cứ cách bảy ngày Diêm Vương lại thẩm vấn vong hồn một lần, hạn trong bảy kì liên tiếp. Vì thế, bắt đầu từ ngày người chết ra đi, người nhà cách bảy ngày cùng tế một lần, thẳng tới cúng 49 ngày, xưng là “đoạn thất” mới thôi.

  Ở trong bảy kì, tang gia ở cửa lớn phải treo đèn lồng trắng, mặc quần áo tang, đầu nhà bày linh vị, dâng hương, kính rượu, tế điện, hóa vàng mã. Trong đó, “tam bảy” và “mạt bảy” là hai lễ quan trọng nhất, con cháu phải khóc lớn, tỏ lòng tiếc thương. “Mạt bảy” còn xưng là “tẫn bảy”, tang gia phải làm lễ tụng kinh sám hối, bạn bè người quen tặng hương, sáp, vàng mã dâng lên tế điện.

Ở tuần thứ nhất, bạn bè chí cốt ngồi canh suốt đêm. Ở tuần thứ năm hoặc thứ sáu nên thỉnh tăng lữ hoặc đạo sĩ thực hiện siêu độ, có cả người nhà và bạn bè tham dự. Người khuất là nữ thì mua tam sinh (bò, dê, lợn) và trái cây để hiến tế. Làm như vậy cho đến khi cúng 49 ngày.

3. Trùng bảy

Nếu những tuần đốt bảy ở trên trùng với ngày 7, 17, 27 âm lịch thì tức là “trùng bảy” hoặc “phạm bảy”. Theo tâm linh, vong hồn “phùng bảy có tai, trùng bảy gặp nạn”, cực kì kị. Nếu gặp trường hợp này, thì theo Lịch Vạn Niên nên lui lại lễ sau 1 ngày. Ngoài ra, theo tục cúng 49 ngày, người nhà sẽ đốt một chiếc ô cho người đã khuất, với hàm ý hiệp trợ vong hồn, né tránh tai nạn hoặc khi khiêng quan tài thì che ô lọng trên đầu cũng là một cách hóa giải

4. Sau cúng 49 ngày, có cứng cơm nữa không?

Câu trả lời là không. Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt.

Tuy nhiên, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.

Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ.

Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC