Thế giới tâm linh bốn phương
 

Ly kỳ những cây cầu say rượu, tự sát bí ẩn


Thông thường những cây cầu được xây dựng với mục đích giúp con người vượt qua 1 chướng ngại vật nào đó khi không có lối đi khác. Thường thì những cây cầu có hình dạng đường thẳng và bằng phẳng, giúp các phường tiện qua lại dễ dàng. Tuy nhiên những cây cầu độc đáo dưới đây có lẽ sẽ được coi là những tác phẩm thiên về nghệ thuật nhiều hơn, nếu mục sở thị du khách có thể sẽ hú hồn với những cây cầu say rượu , tự sát bí ẩn .

Cầu "say rượu" Storseisundet - Đại Tây Dương

Con đường Đại Tây Dương (Atlantic Ocean Road) là con đường vô cùng đặc biệt và nguy hiểm của Na Uy. Nó đi qua một quần đảo, nối liền Na Uy với đảo Averøy, và là một trong những tuyến du lịch chính của quốc gia. Điều thu hút du khách nhất khi tới với đường Đại Tây Dương là cây cầu Storseisundet mà người dân địa phường thường gọi là “cây cầu say rượu” do sự khác thường của nó.

boi tinh yeu

Ly kỳ những cây cầu say rượu, tự sát bí ẩn

Với một đường cong nhô ra trên biển Na Uy, cây cầu dài 260m đã đánh lừa thị giác của rất nhiều lái xe khi đi qua đây. Cây cầu dường như không dẫn tới đâu cả mà đâm thẳng xuống biển. Tuy nhiên, đây chỉ là một ảo ảnh quang học.

Trên con đường dài 8km có rất nhiều vòng xoắn và khúc cua thử thách kinh nghiệm của tài xế. Trong điều kiện thời tiết tốt, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Âu. Nhưng khi thời tiết xấu đi, những chiếc xe đi qa đây sẽ bị giáng xuống những cơn gió mạnh và chịu va đập bởi những con sóng lớn dữ tợn cao hơn mặt đường.

Trong năm 2013, một du khách người Israel đã rơi xuống biển và bị cuốn đi khi ngắm cảnh bên đường.

Mỗi năm, đường Đại Tây Dương thu hút hàng ngàn khách du lịch đến với Na Uy. Nó được ca ngợi như là một trong những nơi tốt nhất thế giới dành cho một chuyến đi nghỉ. Có một số điểm dừng du lịch dọc theo con đường, trong đó có Giáo Hội Kvernes Stave, Hang Bremsnes và một số điểm câu cá phổ biến.

Được biết, trong 6 năm xây dựng con đường, công nhân phải vật lộn với thời tiết tự nhiên của khu vực và tiến độ đã bị gián đoạn nghiêm trọng bởi 12 cơn bão.

Cây cầu tự sát bí ẩn ở Scotland

Cây cầu Overtoun được biết đến là địa điểm tự sát bí ẩn của....loài chó.  Có những điều mà chúng ta không thể giải thích. 50 năm trước, khoảng 50 con chó đã nhảy cầu tự vẫn tại một địa điểm - cây cầu Overtoun 100 năm tuổi, ở Milton, gần Dumbarton, Scotland. Trong năm 2005, năm chú chó khác cũng quyên sinh ở cây cầu này chỉ trong sáu tháng.

xem ngay tot xau

Ly kỳ những cây cầu say rượu, tự sát bí ẩn

Thậm chí, vị trí chính xác mà loài chó chọn để tự vẫn trên cây cầu Overtoun là giữa hai nhịp cầu cuối ở bên phải. Kỳ lạ hơn, tất cả mọi vụ tự sát đều diễn ra vào ban ngày, những hôm trời nắng đẹp.

Theo tổ chức Phòng chống ngược đãi động vật (SPCA) của Scotland, các trường hợp tự tử đều rất bí ẩn. “Nhiều chủ nhân của những chú chó đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao chúng nhảy cầu”, đại điện SPCA cho biết.

Một trong những nạn nhân là chú chó Ben, thuộc giống Collie, đã nhảy cầu tự vẫn vào năm 1995, trong khi đang đi bộ cùng với chủ nhân, cô Donna Cooper, chồng và con trai. Không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, Ben nhảy qua thành cầu và ngã xuống vách đá từ độ cao 15,2m. Do chấn thương quá nặng, Ben đã qua đời dù bác sỹ thú y đã cố gắng cứu chữa.

Nhiều cách lý giải đã được đưa ra để giải đáp bí ẩn của cây cầu Overtoun, được xây dựng vào năm 1895, do Calvinist Lord Overtoun khởi xướng, theo kiến trúc thời kỳ Victoria, cao 15,2m, bắc qua suối Overtoun Burn.

Nguyên nhân rõ ràng nhất có thể là Overtoun bị ma ám. Năm 1994, Kevin Moy, một người dân trong vùng, đã ném cậu con trai của mình từ trên cây cầu này vì cho cậu bé là điềm chống lại đạo tin lành. Không lâu sau, ông ta đã tự vẫn không thành tại cùng địa điểm trên và khẳng định Overtoun đã bị ma ám.

Trong khi đó, theo cách lý giải của người Celtic, Overtoun là khu vực giao thoa giữa thiên đường và trái đất. Chó là loài vật nhạy bén hơn con người, nên dẫn đến những hành động lạ. Nhiều câu hỏi vẫn còn đó, liệu loài chó có cảm nhận được thế lực siêu nhiên nào đó từ the gioi tam linh huyen bi ?

Mười chú chó tham gia thí nghiệm về phản ứng đối với sự xuất hiện của cả ba loài vật trên. Tuy nhiên, tới 70% bị ảnh hưởng khi chồn hôi có mặt. Có thể giải thích rằng, mùi hôi của chồn càng trở nên nồng hơn vào những ngày thời tiết có nắng và khô hanh. Vậy tại sao chó lại muốn bắt chồn ở dưới chân cầu Overtoun, trong khi có 26.000 cây cầu tương tự ở Scotland?

Ông Sands giải thích, “Khi bạn có kích thước chỉ bằng một chú cún, thành đá granite dày 46cm của cầu Overtoun sẽ hạn chế tầm nhìn và ngăn chặn mọi âm thanh. Kết quả là, loài chó không thể nghe hay nhìn một cách tinh tường. Khi đó, khứu giác nổi trội hơn cả”.

Cầu hình Parabol ở Đức

Cây cầu được bắc qua 1 cái hồ nhỏ với thiết kế đặc biệt theo hình đường Parabol, bên cạnh là 1 khối đá có độ nghiêng nhỏ tạo nên cảnh quan vô cùng ấn tượng. Đây được coi là 1 tác phẩm nghệ thuật hơn là 1 công trình phục vụ giao thông.

Cây cầu còn được thiết kế rất hài hòa với cảnh vật xung quanh tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Kiến trúc sư Mayur Kanaiya đã đặc biệt thiết kế cầu Sky Langkawi trên núi Mat Cinchang cao hơn 700m so với mực nước biển thuộc đảo du lịch Langkawi. Cầu có chiều dài 125 m là cầu cáp treo dành cho người đi bộ tham gia các tour du lịch.

Đứng trên cầu có thể thưởng thức được những cảnh sắc tuyệt vời mà k hề bị khuất tầm nhìn. Mặt cầu với những bậc thang cong cho phép du khách những trải nghiệm thú vị và tận hưởng nét hoang sơ của ngọn núi với các loài động vật hoang dã.

Hơn nữa đây còn là địa điểm lý tưởng cho các đạo diễn lựa chọn những cảnh quay ấn tượng đi vào phim ảnh.

Một kỳ quan thiên nhiên ở Ấn Độ

Thông thường, vật liệu để xây cầu sẽ là gạch, đá, vữa hay là ván gỗ, thì ở làng Cherrapunji người ta lại làm cầu bằng rễ cây. Ngôi làng thuộc bang Meghalaya của Ấn Độ được mệnh danh là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên thế giới.

Bộ lạc Khasis sống tại ngôi làng này đã truyền nhau cách chế ngự bộ rễ của cây Ficus phát triển theo một hướng nhất định. Họ thường sử dụng tre như là công cụ hỗ trợ.

Những cây cầu này dùng để bắc qua những con suối nhỏ giúp người dân bộ lạc sinh hợt dễ dàng hơn. Một số cây cầu có chiều dài hơn 30m dài và có thể chịu được sức nặng của 50 người.

Cây cầu chìm dưới mặt đất ở Hà Lan

tu vi

Ly kỳ những cây cầu say rượu, tự sát bí ẩn

Trong khi hầu hết các cầu đều được xây dựng trên bề mặt nước để vượt qua sông suối hồ thì ở Hà Lan lại có 1 cây cầu bị chìm tại Fort de Roovere gần làng Halsteren. Cây cầu đưa du khách qua một con hào bằng những bận thang lên xuống.

Điều đặc biệt là thay vì đi qua trên bề mặt thì du khách lại được "đi xuyên" dòng nước. Các bức tường có chức năng giống như một con đập để ngăn nước tràn vào lối đi.

Hơn thế nữa cấu trúc của cây cầu còn được pha trộn hoàn hảo với môi trường xung quanh, tạo nên 1 cái nhìn vô cùng ấn tượng từ xa.

Rolling Bridge tại Anh

Hãy quên đi những chiếc cầu thẳng tắp với dây kéo hay trụ cột xi măng sắt thép. Cầu Rolling sẽ cho bạn thấy những nét đặc biệt trong cách thiết kế. Được đặt tại thủ đô London, Rolling Bridge dài 12m với cách họat động cực kỳ độc đáo.

Chiếc cầu trông giống như guồng nước khổng lồ cuộn sang một bên để cho tàu thuyền qua kênh đào lớn tại Liên minh Paddington Basin. Nó được thiết kế bao gồm 8 tấm thép lớn và phần bản lề bằng gỗ sẽ cuộn tròn lại cho đến khi hai đầu của cây cầu gặp nhau, tạo thành một hình dạng hình bát giác theo phong thuy ngũ hành.

Mỗi buổi trưa thứ Sáu, cây cầu thực hiện “động tác nhào lộn” của mình cho trước đám đông và nhận được những cái nhì trầm trồ ngưỡng mộ.

Cầu Shaharah - Sự kiên cường của nhân loại ở Yemen

Kỹ sư cơ khí Achilleas Vortselas luôn dành một tình cảm đặc biệt đối với những cây cầu bằng đá. "Không có cây cầu hiện đại nào có thể so sánh được với những chiếc cầu vòm đá truyền thống", ông nói.

"Cầu đá thường thể hiện sự kiên cường của nhân loại để vượt qua những trở ngại về thể chất, ngay cả với phương tiện kỹ thuật khiêm tốn”.

Cầu Shaharah chính là trường hợp kỳ diệu đó. Tọa lạc trên ngọn núi đá hùng vĩ, chiếc cầu đã khẳng định được sự “ kiên cường” của mình trước thiên nhiên khắc nhiệt. 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC