Tư vấn online
 

Tráp ăn hỏi truyền thống của Việt Nam


Tìm hiểu về tráp ăn hỏi theo đúng nghi lễ truyền thống của người Việt: Theo nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, sau khi ra mắt và được sự đồng ý của cha mẹ hai bên, cô dâu chú rể sẽ chính thức tiến hành các nghi lễ cưới hỏi truyền thống như ăn hỏi, nạp tài, rước dâu,… Trong mỗi nghi lễ, tùy theo phong tục của mỗi vùng và xem bói tình duyên của cô dâu chú rể mà sính lễ nhà trai mang đến nhà gái các tráp ăn hỏi khác nhau, trong đó có những tráp ăn hỏi không thể thiếu được như trầu cau, gạo nếp, thịt heo, trang sức, quần áo cho cô dâu và khoản tiền đen. Đối với hôn lễ hiện đại, lễ ăn hỏi thường kết hợp luôn với việc rước dâu thì những tráp ăn hỏi trên cũng chính là lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái, thay vì có một lễ nạp tài riêng như trước đây.

Dưới đây là những tráp ăn hỏi không thể thiếu trong nghi lễ cưới ở Việt Nam, dù tổ chức lễ cưới quy mô hay đơn giản cho đôi trẻ, gia đình hai bên cũng không thể thiếu sót trong khâu chuẩn bị các tráp ăn hỏi này:

trap an hoi

Tùy theo phong tục của mỗi vùng mà sính lễ nhà trai mang đến nhà gái các tráp ăn hỏi khác nhau

Tráp ăn hỏi thứ 1: Trầu Cau

Sau khi xem ngày tốt xấu hợp tuổi cho đôi vợ chồng trẻ, nhà trai sẽ mang trap an hoi sang nhà gái. Tráp ăn hỏi đầu tiên chính là mâm trầu cau: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới. Cây cau có thân tròn, chắc là biểu tượng của người con trai, lá trầu bầu bĩnh xòe ngang mặt đất tượng trưng cho người con gái. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.

Tráp ăn hỏi thứ 2. Trái Cây

Tráp ăn hỏi thứ hai không thể thiếu là mâm trái cây: Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

Tráp ăn hỏi thứ 3. Bánh

Mâm bánh trong trap an hoi có thể là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm tùy vào yêu cầu của nhà gái và phong tục từng vùng. Ở miền Trung và miền Bắc, bánh phu thê hay bánh hồng là tráp ăn hỏi không thể thiếu trong mâm quả cưới. Chiếc bánh phu thê bản thân nó cũng mang nhiều giai thoại khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng.

Tráp ăn hỏi thứ 4. Trà Rượu

Tất cả những tráp ăn hỏi nhà trai mang đến, cũng như Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám, xem tử vi cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Mâm quả cưới có trà rượu cũng xuất phát từ quan niệm xa xưa, người ta thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống. Đôi uyên ương mới chạm ngõ hôn nhân cần có sự bền chặt dài lâu cũng như người đàn ông khi trở thành trụ cột cho gia đình, có thể sau đám cưới đảm bảo cuộc sống cho vợ con, vững vàng che chở cho vợ con vượt qua sóng gió.

le vat ket hon

Dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới

Tráp ăn hỏi thứ 5. Gà và Xôi

Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy trong tráp ăn hỏi thường xuyên xuất hiện trong các tráp ăn hỏi. Theo xem tuổi vợ chồng truyền thống, màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.

Tráp ăn hỏi thứ 6. Quần Áo

Trong hôn lễ hiện đại, trap an hoi là mâm quần áo thường được lược bỏ để tiện cho cô dâu có thể lựa chọn váy cưới như ý. Còn theo truyền thống mâm tráp ăn hỏi quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.

Tráp ăn hỏi thứ 7: Tiền đen

Ý nghĩa của trap an hoi nạp tài Tiền đen, hay lễ đen, tiền nát là một khoản tiền mặt đi cùng các tráp ăn hỏi rước dâu có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Một giải thích khác cho rằng đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn, sau khi đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.

Hình thức trình bày tiền đen: Tiền đen trong lễ rước dâu thường được đựng trong một phong bì và để trong một tráp riêng hoặc kèm tráp trầu cau khi đi sang nhà gái. Ở một số đám cưới, số tiền này được chia thành nhiều phong bì. Số lượng phong bì sẽ là số lẻ như 3, 5, 7. Số lượng tiền đen cũng khác nhau tùy theo gia cảnh và sự đồng ý trước đó giữa hai nhà. Số tiền này có thể dao động nhưng con số thường được lựa chọn thường là số lẻ, hoặc một số đẹp theo quan niệm của gia đình đó.


 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC