Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Đức Phật Thích Ca nói về sự bố thí trong các kinh tạng


Cùng chuyên mục Kinh Phật tìm hiểu về công năng tụng Chú Đại Bi cũng như việc: "Đức Phật Thích Ca nói về sự bố thí trong các kinh tạng".

duc phat noi ve su bo thi

Đức Phật Thích Ca nói về sự bố thí trong các kinh tạng

Nếu là phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường chư Phật không khác. Trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu.

1. Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Đức Phật ở trong vô lượng kiếp đã làm người Đại Thí Chủ, giúp khắp các kẻ nghèo khó, rồi mới thệ nguyện thành quả Chánh Đẳng Chánh Giác (quả vị Phật).

2. Kinh Vô Lượng Thọ

Nếu là phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường Chư Phật không khác. Trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu.

3. Kinh Phạm Võng

Nếu các vị Quốc Vương hay Bàlamôn (giáo sỹ quý tộc) thấy người già cả, tật bệnh, phụ nữ sinh sản... mà trong một niệm, đủ lòng đại từ, bố thí thuốc thang, ăn uống, áo mền... khiến cho họ được an ủi; tu phước như thế không thể nghĩ bàn (thành tựu vô lượng công đức).

4. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện

Từ nay về sau cần thăm nuôi người bệnh. Nếu ai muốn cúng dường cho Ta (đức Phật) thì cúng cho người bệnh trước.

5. Kinh Luật Tứ Phần

Cất 100 ngôi chùa, chẳng bằng cứu sống 1 người.

6. Kinh Ma Ý

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: Có 5 việc bố thí được phước báu lớn:

- Tạo lập vườn tược (để trồng trọt),
- Trồng cây bên đường (làm lâm nghiệp)
- Tạo tác cầu cống (thuỷ lợi & giao thông)
- Đóng thuyền to (để cứu hộ và phòng thiên tai),
- Vì người sẽ đến mà xây cất chỗ ở (lo an cư cho dân)

7. Kinh Tăng Nhất A Hàm

Nếu có người bần cùng, không của bố thí, khi thấy kẻ khác bố thí thì nên khởi tâm tuỳ hỷ (vui vì việc lành của người khác), phước báu tuỳ hỷ ngang với phước báu của kẻ bố thí không khác. Ấy là việc rất dễ làm.

8. Kinh Nhân - Quả

Này, Thiện nam tử! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa, đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi khi thấy người khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ.

9. Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Xưa kia, có người muốn mở hội cúng dường sữa bò. Bèn dắt bò mẹ nhốt riêng, đợi đến khi mở hội vắt sữa luôn một thể. Đến khi khách đến thì sữa đã khô hết, chẳng vắt được một giọt.

Người muốn đợi cho giàu to rồi mới bố thí chứ thường ngày chẳng chịu cho. Đến khi muốn bố thí, thời của cải đã bị nước, lửa, giặc, tai nạn, tranh đoạt...mất hết, chẳng còn gì mà thí. Cũng như để dành sữa trong bụng bò vậy.

10. Kinh Bách Dụ

Đức Phật hỏi vua nước Ba Tư:
- Nay có người bảo với Đại Vương rằng: có 4 núi lớn ở 4 phương sắp sập, sẽ đè hại nhân dân thì nhà vua có phương sách gì để đối phó không?

Vua Ba Tư Nặc thưa:
- Nếu quả có việc ấy xảy ra, thật không có nơi lánh nạn, chỉ chuyên tâm trì giới và tu bố thí mà thôi.

Đức Phật khen:
- Hay thay.

11. Kinh Niết Bàn

Những bậc sa môn, đạo sỹ phải lấy những điều chú ý dạy dỗ nhân dân:

- Dạy họ bố thí,
- Dạy họ trì giới,
- Dạy họ nhẫn nhịn,
- Dạy họ siêng năng.

Những bậc sa môn, đạo sỹ dạy người ta bỏ ác làm lành, khai mở con đường chánh đạo, ơn ấy lớn hơn ơn cha mẹ.

12. Kinh Lục Phương Lễ

Vua nước Iran hỏi đức Phật: "Bố thí và Giữ giới được những quả báo gì?"

Đức Phật đáp: "Tái sinh về cõi trời hoặc cõi người được hưởng an vui"

13. Kinh Niết Bàn

3 sự bố thí không thanh tịnh:

- Trước nghĩ muốn cho nhiều, đến khi cho lại rút bớt
- Chọn vật xấu đem cho người, vật tốt giữ lại cho mình
- Đã cho xong, sinh tâm hối tiếc của đã cho

Những kẻ thí chủ như vậy không thể gặp đức Phật & các bậc Hiển Thánh được.

14. Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Nếu ta làm việc lành, vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt, dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa chẳng bằng sức mạnh của nghiệp.

15. Kinh Luận Đại Trang Nghiêm

Phước như trái chín, chẳng phải nhờ cúng Thần mà được. Phải biết phước đức do việc làm mà thành, chứ chẳng phải nhờ cúng cầu

16. Kinh Tập Bảo Tạng

Đời lắm kẻ ngu, giữ lòng bủn xỉn chẳng dám bố thí. Đến khi chết, mắt thấy ác quỷ, bấy giờ tuỳ theo lòng tham nặng nhẹ mà lãnh lấy quả báo. Lúc ấy ăn năn đâu còn kịp nữa

17. Kinh Bồ Tát Xử Thai

Đừng coi thường những việc lành nhỏ, cho là không có phước. Một giọt nước tuy ít mà tích dồn đầy lu. Phước đức đến khi đầy đủ là do chứa dồn từng mảy mún mà thành

18. Kinh Pháp Cú

Cứu 1 người lúc nguy nan, còn hơn bố thí tất cả

19. Kinh Luận Đại Trượng Phu

Những người không có đức tin, dẫu có đồ ăn dở mà có kẻ đói đứng trước mặt, họ vẫn chẳng thí, huống là những vật tốt đẹp khác.

Có hai người gặp kẻ hành khất đến xin. Cả hai cùng buồn lo: một người thì lo sợ người ta xin mất của, người kia thì lo cho có được thứ gì để cho. Tâm trạng lo tuy đồng, nhưng quả báo khác nhau: người có lòng hảo tâm thì sanh về cõi Trời hưởng an vui vô tận, kẻ bỏn xẻn thì đoạ vào cõi Ngã Quỷ chịu khổ khó biết.

20. Kinh Luận Đại Trượng Phu

Hãy bảo với người xin rằng: " Ngươi thật làm nhân công đức cho ta, khiến ta lìa lòng xan tham đều nhờ nhân duyên người đến xin ".

21. Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Nếu thấy người đến xin mà mặt mày nhăn nhó, thời phải biết đang tự mở cửa Ngã Quỷ.

22. Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh

Thường vui tu trí huệ mà chẳng tu bố thí - đời sau được thông minh nhưng nghèo túng. Chỉ vui tu bố thí mà chẳng tu trí huệ - đời sau được giàu to nhưng ngu ám chẳng biết gì.

Hai món đều chẳng tu - nhiều kiếp bị nghèo ngu!

23. Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo

Đem của bố thí làm cho chúng sinh ưa mến.
Đem pháp bố thí thường được thế gian kính trọng.
Thí của, được kẻ ngu mến.
Thí pháp, được người trí trọng.
Thí của phá trừ cái nghèo cùng về của cải.
Thí pháp phá trừ cái nghèo cùng về công đức.
Cho của là cho vui hiện tại.
Cho pháp là cho vui tương lai.

24. Kinh Luận Đại Trượng Phu

Bậc Bồ Tát có 3 trường hợp rơi nước mắt:

- Thấy người tu công đức mà rơi lệ vì lòng kính mến.
- Thấy chúng sinh đau khổ do không có công đức mà rơi lệ vì lòng xót thương.
- Khi tự tu đại bố thí thường vui mà rơi lệ.

25. Kinh Luận Đại Trượng Phu

Người mà ý thức luôn được huân tập bởi đức tin, bố thí, tinh tấn, trí tuệ; do nhân duyên này tự nhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ.

26. Kinh Trung A-hàm

Nếu bức bách gia tộc lấy của làm bố thí thì chẳng được phước báo lớn. Chẳng hay cúng dường phụng dưỡng cha mẹ, hoặc làm khổ não vợ con mà làm bố thí thì không được gọi là Nghĩa Thí.

27. Kinh Tăng Nhất A Hàm

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo rằng: "Thí cho đúng lúc thì có 5 thời điểm:

- Cho kẻ từ xa mới tới,
- Cho kẻ sắp đi xa,
- Cho kẻ tật bệnh,
- Cho lúc mất mùa đói kém,
- Cơm mới hay quả mới chín, trước phải cúng cho người tinh tấn trì giới, nhiên hậu mình mới dùng ".

28. Kinh Tăng Nhất A Hàm

Có ngọc báu cao từ mặt đất đến cõi trời thứ 28, lấy đem bố thí cho người, được phước báu, nhưng không bằng cúng dường cha mẹ.

29. Kinh Mạt La Mật

Bồ Tát, trước phải lo tu bố thí, trì giới, tri túc, tinh tấn... nhiên hậu mới giáo hoá người.

30. Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Có 4 món đừng đem bố thí cho người:

- Của cải phi pháp - Vì đồ thí bất tịnh.
- Rượu và độc dược - Vì làm loạn chúng sinh.
- Lưới giăng, cạm bẫy, dao, cung... - Vì hại chúng sinh.
- Nữ sắc và âm nhạc - Vì huỷ hoại sự tĩnh tâm.

31. Kinh Bảo Tích

Người có được hành vi Công Quả, chỉ bởi bỏ bớt dục lạc thế gian.

32. Kinh Tăng Nhất A Hàm

Phật vì chúng sinh nói:

-  Bố thí được đại phước,
-  Trì giới được lên trời,
-  Nhẫn nhục được quả báo thân tốt đẹp,
-  Tu thập thiện được hưởng phước người trời,
-  Từ bi hỷ xả được Phạm Thiên.

33. Kinh Phạm Thiên Tư Ích Sở Vấn

Đức Phật bảo đại chúng rằng:

-  Nhân là hơn hết trên đời.
-  Có nhân mới thành tựu Bố thí, Trì giới, Thiền định.
-  Nhân chính là Phật pháp vậy.

"Trích dịch trong bộ Đại Tạng Kinh".

Phật giáo - Cầu nguyện và hồi hướng có tác dụng không?Phật giáo - Cầu nguyện và hồi hướng có tác dụng không?
 
Người Phật tử tại gia nên trì tụng bài kinh nào là tốt nhất?Người Phật tử tại gia nên trì tụng bài kinh nào là tốt nhất?
 
Câu chuyện Đức Phật dạy cho con về đạo đứcCâu chuyện Đức Phật dạy cho con về đạo đức
 
24 câu nói nổi tiếng đáng suy ngẫm của đức Dalai Lama24 câu nói nổi tiếng đáng suy ngẫm của đức Dalai Lama
 
Những lời Phật dạy để cuộc sống của bạn hoàn thiện hơnNhững lời Phật dạy để cuộc sống của bạn hoàn thiện hơn

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC