Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Nơi cần nương tựa của người Phật tử


Cùng chuyên mục Kinh Phật - Tụng Chú Đại Bi tìm hiểu về: "Nơi cần nương tựa của người Phật tử".

noi nuong tua cua nguoi phat tu

Nơi cần nương tựa của người Phật tử

Theo kinh Pháp hoa, một người chỉ cần miệng xưng Nam-mô Phật, đi ngang chùa tháp, người ấy chỉ cần giơ một cánh tay… thì cũng có thể thành Phật đạo. Đơn giản thế, vì họ biết hướng tâm về Phật, gieo duyên lành với Phật, có thể gặp Phật, thành Phật, và họ có thể được xem như là một Phật tử.

Tuy vậy, nếu cần đặt ra một tiêu chí, thì người Phật tử lý tưởng phải là người quy y Tam bảo (và thọ trì năm giới). Quy y Tam bảo là để định hướng cho một con đường chân chính, để có thể phát triển Bồ-đề tâm đích thực. Quy y Tam bảo là nấc thang đầu tiên, song cũng là con đường tối hậu để đi đến giải thoát, Niết-bàn

Quy y được hiểu là “quay về nương tựa”. Người Phật tử nương tựa Phật, Pháp, Tăng để làm khuôn mẫu, thềm bậc cho việc giải thoát khổ đau. Nương tựa không có nghĩa dựa dẫm. Nương tựa là một nhu cầu đặc biệt. Trời mưa, ta nương tựa một mái che, đói khát, ta nương tựa một hàng quán, u tối, ta nương tựa một minh sư… Trong đời, ta phải nương tựa nhiều thứ, từ những nhu cầu thiết yếu, cấp bách cho đến việc phát triển tâm linh.

Đức Phật là một bậc thầy, một con người tuệ giác viên mãn, an lạc, tự tại, giải thoát. Cho nên, Phật là đích đến của mỗi chúng ta (tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật). Trong khi đó, Pháp là phương cách, là tấm bản đồ, còn Tăng là những người dẫn dắt, hay gần hơn, là những người bạn đồng hành minh triết. Tóm lại, Tam bảo là nơi xứng đáng nhất để cho ta nương tựa. “Ta tìm thấy một mục đích bằng cách quy y Phật. Ta tìm thấy một phương pháp bằng cách quy y Pháp. Và ta tạo ra những hoàn cảnh thích hợp cho việc thực hành của ta bằng cách quy y Tăng đoàn. Quy y Phật, Pháp và Tăng đoàn là thực hành con đường tâm linh hay con đường dẫn đến Phật quả”. (Ringu Tulku).

Phật dạy:

“Ai quy y Đức Phật / Chánh pháp và chư Tăng / Ai dùng Chánh tri kiến / Thấy được Bốn sự thật / Thấy Khổ và Khổ tập / Thấy sự khổ vượt qua / Thấy đường Thánh tám ngành / Ðưa đến khổ não tận / Thật quy y an ổn / Thật quy y tối thượng / Có quy y như vậy / Mới thoát mọi khổ đau”. Ngài còn khẳng định: "Những ai quy y Phật, Pháp, Tăng sẽ không bị đọa lạc, khi từ bỏ thân này sẽ được sanh lên thiên giới". (Kinh Tiểu bộ, phẩm Apannaka).

Từ những lợi ích đó, những ai đã quy y Tam bảo, cần hiểu rõ và tinh tấn thực hành theo pháp Tam quy, những ai đã hướng về Phật song chưa quy y thì cần quy y Tam bảo.

Nguồn gốc và ý nghĩa của 18 Vị La HánNguồn gốc và ý nghĩa của 18 Vị La Hán
 
Phật giáo - Hiểu rõ về quả báo thông ba đờiPhật giáo - Hiểu rõ về quả báo thông ba đời
 
Việc chửi mắng và lời dạy của Đức PhậtViệc chửi mắng và lời dạy của Đức Phật

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC