Cùng tìm hiểu về Kinh Phật - Tụng niệm Chú Đại Bi cũng như: "Phương pháp sống đạo đức cho người Phật tử".
Phương pháp sống đạo đức cho người Phật tử
Để phát huy trách nhiệm của người Phật tử, trước hết cần quán niệm sâu sắc về cái “tôi và của tôi”. Người Phật tử cần xóa bỏ quan niệm “thầy của tôi”, “chùa của tôi”, vì thế tôi chỉ tu với “thầy tôi, chùa tôi”, tôi chỉ phụng sự cho “thầy tôi, chùa tôi” v.v… Đó là quan niệm sai lạc tạo ra sự kỳ thị, phân biệt đối xử và chia rẽ, gây mất đoàn kết, mất hòa hợp, thậm chí mâu thuẫn, xung đột. Chùa là của chung, mọi Phật tử đều phải có trách nhiệm ủng hộ.Để đời sống của mình có giá trị và ý nghĩa, con người cần phải sống hữu ích, có trách nhiệm đạo đức đối với bản thân, gia đình và xã hội. Người cư sĩ Phật tử cũng có những trách nhiệm đó nhưng họ còn có thêm trách nhiệm đối với Phật pháp, đối với chúng sinh (chứ không chỉ đối với người cùng gia đình, cùng quê hương xứ sở, cùng tổ quốc với mình).
Kế đến là hiểu chưa đúng lời Phật nên quan niệm “tu là từ bỏ”, dẫn đến thiếu trách nhiệm trong đời sống. Nhiều Phật tử cho rằng tu là phải từ bỏ: Bỏ vợ/chồng, bỏ con cái, bỏ người thân bạn bè, bỏ công việc, bỏ tài sản, sự nghiệp, nếu không biến ngôi nhà mình thành ngôi chùa thì cũng đi chùa này chùa nọ suốt tháng quanh năm; hoặc ở nhà thì chỉ quan tâm tụng kinh, niệm Phật thôi, chỉ muốn yên thân mình, bỏ mặc người thân, gia đình. Vì quan niệm sai lầm như thế nên một số Phật tử vô tình biến mình thành người thiếu trách nhiệm, vô dụng, sống thừa, vô ích đối với xã hội. Trong khi, Đức Phật dạy người cư sĩ phải sống hướng thiện tích cực, có đóng góp nhiều cho xã hội, nhân loại, chúng sinh.
Người Phật tử tại gia còn có các mối liên hệ với gia đình, dòng tộc, đồng nghiệp, còn có trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước. Người Phật tử sống trong nhà thế tục mà bỏ hết trách nhiệm, bổn phận của mình thì không đúng lời Phật dạy. Những trách nhiệm đạo đức mà người Phật tử cần có là xây dựng hạnh phúc gia đình, xây dựng đời sống kinh tế, trau giồi và phát triển đạo đức, thực hành đời sống tâm linh, ủng hộ hoằng dương Phật pháp. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh mà bỏ quên các trách nhiệm đạo đức khác thì thiếu sót rất lớn (Xem các kinh Trường bộ III, Trung bộ III, Tăng chi bộ II, Tương ưng bộ V…).
Người Phật tử phải trở thành tấm gương sống đẹp, sống tốt cho mọi người, tinh cần học tập giáo pháp và thực hành đời sống đạo đức, tâm linh. Bên cạnh đó người Phật tử phải có tinh thần hộ trì hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc chúng sinh. Tùy điều kiện, khả năng của mình mà bố thí tài sản (nội tài, ngoại tài), phương tiện sinh sống, điều kiện tu tập, chia sẻ, truyền trao kiến thức, kinh nghiệm giáo pháp (pháp thí), bảo vệ, che chở, đem lại sự bình an, niềm vui, hạnh phúc cho người khác, chúng sinh khác (vô úy thí), góp phần làm vơi bớt những nỗi khổ niềm đau trên cuộc đời.
Khi đã trở thành Phật tử, người đệ tử tại gia của Đức Phật thì mặc nhiên phải có trách nhiệm đối với Phật pháp và đối với an vui hạnh phúc của chúng sinh. Đạo đức Phật giáo là từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha. Nếu người Phật tử không thể hiện tinh thần đạo đức đó thì sao có đủ nhân cách để xưng mình là Phật tử?. Sống tốt theo lời Phật dạy, trau giồi đạo đức, trí tuệ, ứng dụng Phật pháp vào đời sống để thiết lập hạnh phúc, an vui đồng thời góp phần xây dựng xã hội, mang lại an lạc hạnh phúc cho nhân loại, chúng sinh, đó là trách nhiệm đạo đức của người Phật tử.
Lịch vạn niên – Lịch âm dương – Xem ngày tốt xấu - Xem giờ tốt - Xem ngày cưới - Vận hạn 2024
Tử vi 2024 – Xông đất 2024 – Tử vi trọn đời - Tử vi 12 cung hoàng đạo - Tử vi 12 con giáp
Bói tên –
Bói chữ cái đầu tên bạn –
Bói tên theo tiếng nước ngoài –
Đoán tên người yêu
Bói tình yêu –
Xem tuổi vợ chồng –
Bói tình duyên theo nhóm máu
Bói bài tây –
Bói bài tình yêu -
Bói bài ngày tốt xấu -
Bói ngày sinh qua lá bài
Bói ngày sinh -
Bói số điện thoại –
Bói Kiều –
Bói điểm thi
Xem tướng – Xem bói nốt ruồi - Bói nốt ruồi trên cơ thể đàn ông – Bói nốt ruồi trên cơ thể phụ nữ - Bói nốt ruồi trên bàn tay