Kinh Phật - Chú Đại Bi
 

Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng - Nơi Đức Phật thành đạo


Một trong những thánh địa nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo là Bồ Đề Đạo tràng, theo Kinh Phật chính là nơi Đức Phật thành đạo.

thanh dia bo de dao trang

Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng

Chính nơi đây Đức Phật đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tàng cây pipala, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền. Vì hiện tượng bất diệt đó, địa danh này đã trở thành Bồ Đề Đạo Tràng, và cây cổ thụ pipala được đặt tên là cây Bồ Đề (có nghĩa là "giác ngộ, bodhi tree").

Có thể nói, Bồ Đề Đạo Tràng đã trở thành một cái nôi của lịch sử văn hoá Phật Giáo và các đệ tử Phật đều ao ước được ít nhất một lần đến chiêm bái nơi này. Tòa cỏ Đức Phật ngồi thiền, cây Bồ Đề đều được chăm sóc kỹ lưỡng. Những bia tháp và những cột đá lớn nhỏ chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, do các du tăng Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác tự đắp lấy cúng dường khi đến chiêm bái thánh địa này, và tài liệu ghi chép của ngài Tam Tạng Huyền Trang, đã cho chúng ta hình dung ra được quang cảnh sầm uất rực rỡ của địa danh này trong quá khứ hơn 2500 năm trước. Cây Bồ Đề bây giờ là cây cháu cây chắt của hàng ngàn cây Bồ Đề gốc, nhưng cành lá vẫn xum xuê, thân cây to lớn rắn chắc.

Chính ngài Alexander Cunningham và một số các nhà bác học khác là những người đầu tiên khai quật những bia ký và cột trụ tại Bồ Đề Đạo Tràng này. Đại tháp Bồ Đề đã được trùng tu lại nhiều lần với một kinh phí rất to lớn. Vua A Dục cũng đã xây dựng một ngôi đền tại thánh địa này. Ngôi đền do vua A Dục xây đã được miêu tả nhiều trong nghệ thuật Ấn; tuy nhiên di tích của ngôi đền này đã không còn tìm thấy dấu vết nữa.

Ngôi đại tháp Bồ Đề chúng ta thấy hiện nay là ngôi tháp mới được trùng tu lại sau này. Theo sự miêu tả của ngài Tam Tạng Huyền Trang thì đại tháp Bồ Đề đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên theo mô hình của một đại bảo tháp tại Miến Điện (Burma).

Hiện nay, ngôi đại bảo tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng cao gần 160 bộ và xây theo hình tứ giác. Trên đỉnh là một ngọn tháp nhọn. Trong tháp, người ta khắc chạm hình tượng Đức Phật thành đạo. Phiá Bắc của ngôi tháp là một con đường hẹp cách mặt đất 4 bộ. Người ta miêu tả đó là con đường nhỏ mà Đức Phật, sau khi thành đạo, đã đi thiền hành qua lại trên con đường này. Ngoài ra, lại còn có nhiều hình hoa sen được chạm trỗ trên con đường đó vì người ta tin rằng mỗi bước chân Đức Phật đi đều có hoa sen nở tung ra đến đó. Người ta còn thấy một mảng đá cát đỏ cạnh cây Bồ Đề, tượng trưng cho đệm cỏ mà hơn 2540 năm trước, Đức Phật đã ngồi và chứng đạo. Còn rất nhiều những kiến trúc chạm trỗ khác khắc ghi lại hình ảnh của Đức Phật và các đại đệ tử, các Phạm Thiên. Những kiến trúc thẩm mỹ đó đã hấp dẫn hàng triệu người đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng mỗi năm càng ngày càng đông, tạo nên một luồng sóng du lịch khổng lồ về quê Đức Phật giúp cho nền tài chánh quốc phòng Ấn thêm một phần lợi tức đáng kể.

Thánh địa Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật giáng sanh

Trì Chú Đại Bi thoát khỏi tai nạn chết đắm

Chuyện linh ứng Thần Chú Đại Bi của luật sư Thanh Biện

Sự tích của lễ Vu Lan trong Phật giáo

Lời Phật dạy - Bốn thứ che lấp tâm trí của con người

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC