Thế giới tâm linh bốn phương
 

Cô hồn là gì? Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?


Cô hồn, tháng cô hồn hay cúng cô hồn,… đó là những thuật ngữ mọi người chúng ta đều đã từng nghe và sử dụng, nhưng cô hồn là gì? Vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn thì không phải ai cũng biết. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm và lý giải về vấn đề tâm linh này!

Xem thêm:

Lễ Vu Lan cúng cô hồn - Bài văn khấn cúng Rằm Tháng 7 

Ngày rằm tháng 7 nên cúng cô hồn vào giờ nào? 

Mùa Vu Lan: Tụng kinh Vu lan - Báo ân cha mẹ 

Cô hồn là gì? Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Cô hồn là gì?

Theo quan niệm xa xưa của người việt, con người có 2 phần: phần xác và phần hồn. Khi chết, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà đi về thế giới bên kia. Nhưng có những linh hồn vì lý do nào đó chưa được siêu thoát không được về thế giới bên kia mà vẫn vật vờ ở cõi dương gian, cô đơn,  Những linh hồn này là không có nơi trú ngụ nhưng lại chưa muốn rời dương gian nên nay đây mai đó. Những linh hồn này được gọi là “cô hồn”.

Cô hồn thường đi cùng dã quỷ, nên người xưa thường nhắc cô hồn dã quỷ. Những linh hồn tha phương cùng những con quỷ sống vật vờ ở dương gian, có thể quấy nhiễu tới con người. Do có điều oan khuất hoặc điều còn nuối tiếc nên những linh hồn vẫn lưu lại dương gian thành ma quỷ, đây giống như nguồn năng lượng kì bí mắc kẹt giữa cõi trần và cõi âm, thuộc về cõi âm nhưng lại lưu ở cõi trần. 

Những điều kiêng kị và nên làm trong tháng cô hồn 

Tại sao tháng 7 âm được gọi là tháng cô hồn?

Tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn bởi theo quan niệm tâm linh, mỗi năm 1 lần, từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở Quỷ Môn Quan, các ma quỷ dưới địa ngục sẽ lên trần gian, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 sẽ cho đóng cửa, các ma quỷ phải quay về địa ngục.

Theo đó, các linh hồn quay về dương gian trở về gia đình của mình, thăm hỏi người thân. Tuy nhiên, có một những linh hồn không chốn nương tựa, không nơi quay về, có thể là người tứ cố vô thân, người chết đường chết chợ, người quên nhà quên cửa, không ai phụng thờ, nên quay trở lại phá phách dương gian.

 

Vì thế mà theo phong tục tập quán, vào tháng 7 âm lịch, người ta bày lễ cúng cháo, gạo, muối, quần áo giấy và tụng kinh siêu độ. Một mặt dành cho những người thân đã khuất của gia đình mình, mặt khác để bất cứ cô hồn dã quỷ nào ngang qua cũng đều nhận được lễ mà không bị đói khát, không bị thiếu thốn, có thể quên đi nỗi day dứt ở dương gian, trở về cõi âm và đầu thai kiếp khác. Cúng cô hồn cũng là cách để bảo vệ bản thân và gia đình, tránh cho cô hồn dã quỷ quấy nhiễu, làm phiền hà.  

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Đây không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là lời nhắc nhở thiết thực về lòng nhân hậu, vị tha và tinh thần bao dung, nhân ái, biết sẻ chia giữa con người với con người, kể cả khi âm dương xa cách, sống chết ngăn trở.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian còn cho rằng, nếu mang bên mình những vật phẩm, trang sức đá phong thủy như: vòng tay đá phong thủy, Phật bản mệnh, Tỳ Hưu ... sẽ giúp xua tan ma quỷ, tránh được những vận xui, cải thiện sức khỏe.

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn -  lễ Xá tội vong nhân, người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC