Phong tục tập quán
 

Những lễ hội lớn diễn ra trong tháng Tám (Âm lịch)


Tháng 8 Âm lịch này sẽ diễn ra một dịp lễ quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong văn hoá người Việt và đặc biệt rất được trẻ em yêu thích, háo hức mong chờ mỗi năm. Mời các bạn cùng lichvansu.wap.vn tìm hiểu nhé!

Lễ hội Nghinh Ông

  • Thời gian: Từ 15 đến 17 tháng 8 Âm lịch
  • Địa điểm: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
  • Đối tượng suy tôn: Cá Ông
  • Đặc điểm: Lễ cúng cá Ông của ngư dân miền ven biển. Có lễ rước và lễ tế truyền thống.

Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông" (cá voi) gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.

Lễ hội nghing ông ở Cần Giờ

Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ - Vũng Tàu. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút.

Sáng 17/8: từ 8h - 22h tại lăng ông Thuỷ tướng diễn ra lễ tôn vương ông Thuỷ tướng theo sắc phong. Lễ cúng có hát thờ. Sau phần lễ tôn ông theo sắc phong cũng là lúc chấm dứt lễ hội.

Lễ hội Lam Kinh

  • Ðối tượng tôn vinh: Lê Thái Tổ (Lê Lợi)
  • Thời gian: Ngày 22 tháng 8 (âm lịch), ngày mất của Lê Lợi
  • Ðịa điểm: Ðền Vua Lê, xã Xuân Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá; đền Bố Vệ, phường Ðông Vệ, thành phố Thanh Hóa
  • Ðặc điểm: Hát múa lý liên và hội chợ

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày tr­ước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Sơn làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng nãm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này.

Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.

Lễ hội đền Trần

  • Thời gian: 15 - 20/8 Âm lịch
  • Địa điểm: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  • Đối tượng suy tôn: 14 vị Vua Trần
  • Đặc điểm: Tế cáo, rước, hát chèo, múa kiếm

Khu di tích đền Trần rộng hàng chục hecta với nhiều đình, chùa, đền, lăng, miếu đá được xây dựng trên cung điện xưa. Trong đó đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo. Đền Bảo Lộc, lăng mộ tượng đài Trần Hưng Đạo cũng thuộc khu di tích này. Lễ hội đền Trần có nhiều nghi lễ và hoạt động văn hóa: tế cáo, rước kiệu, hát chèo, hát văn, múa bài bông, múa kiếm, đấu vật.

Lễ Đôlta và hội đua bò

  • Đối tượng tôn vinh: Tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết
  • Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo dài sang ngày 2 tháng 9 Âm lịch)
  • Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng người Kh’mer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang
  • Đặc điểm: Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác, để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Kh’mer.
  • Lễ Đôlta tổ chức theo trình tự với các nghi lễ sau:

- Lễ đặt cơm vắt
- Lễ cúng tổ tiên
- Lễ hội linh
- Lễ đưa tiễn ông bà

Đua bò ở An Giang đã có từ hàng trăm năm nay. Sự kiện này là dịp những người đàn ông trong phum sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Hàng ngày những tài xế, chủ bò là những nhà nông chân lấm tay bùn, nhưng lúc này họ được tôn vinh là nhân vật chính của ngày hội.

Ngoài ra còn các lễ hội như: Hội Đồng Bằng, Hội thôn Cổ Tung, Hội đền Cổ Trạch, Hội đền Bảo Lộc, Hội đền Đông Cao, Hội đình Trực Chính, Hội Bất Nạo, Hội đền Nguyễn Trãi, Hội đền Hữu Vĩnh, Hội Mai Viên, Hội Tát Giang (Hội hát đúm đêm trên sông), Hội đền Phú Xá, Hội đình Hạ, Hội đánh pháo đất, Hội Yên Cư, Hội Tứ Kiệt, Hội chùa ông Bổn, Lễ hội Nghinh Ông (Vũng Tàu), Hội làng Phú Xá, Hội bơi trải Vĩnh Tuy, Hội Bích Câu Đạo Quán, Hội đền Tép, Hội đền Gạo...

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC