Phong tục tập quán
 

Tết Trung Thu ở các nước Châu Á


Người xưa cho rằng vào ngày Tết Trung Thu mặt trăng đạt tới độ sáng nhất và tròn nhất ( Nhưng thực tế thì ngày mặt trăng sang nhất lại là ngày 16, chính vì thế mới có câu 16 tuổi trăng tròn).Tết Trung Thu hay Rằm Tháng 8 được gọi là lễ hội của phụ nữ. Mặt trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và sự duyên dáng. Trong khi người phương Tây thờ Mặt trời biểu trưng cho sức mạnh thì người phương Đông lại ngưỡng mộ Mặt trăng. Chính vì thế Tết Trung Thu chỉ diễn ra ở các nước Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Việt Nam.

Tết Trung thu ở các nước Châu Á

1. Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Trong phong tục tập quán của người Trung Quốc thì Tết Trung thu là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc mặt trăng tượng trưng cho đức hạnh của người phụ nữ và đồng thời còn là một người bạn đáng tin cậy, họ thường đặt tên cho con gái là Nguyệt với mong ước chúng sẽ đáng yêu và xinh đẹp như trăng vậy.

Ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết về chị Hằng. Truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ cũng bắt nguồn từ đây. Nếu nhìn lên Mặt trăng đúng ngày rằm Trung thu, trẻ con sẽ nhìn thấy được chị Hằng, và khi đó nếu có ước nguyện sẽ được toại nguyện.

Người Trung Hoa tổ chức lễ mừng trăng vào đêm rằm tháng 8. Đêm ấy, họ bầy tiệc cùng ông bà, cha mẹ và quây quần ăn bánh trung thu. Sau đó, trẻ em và người lớn dự những cuộc vui chơi như múa lân, rước đèn cá chép hay đèn kéo quân.

2. Người Nhật Bản đón Tết Trung Thu

Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu là ZYUYOGA, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu), kế đến là hội ZYUSANYA xem ngày tốt xấu thấy nhằm ngày 13 tháng 10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản
Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMOURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước.

Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm ZYUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Mâm cỗ ngắm trăng gồm: Bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác được bày trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở ngoài hiên nhà hoặc gần cửa sổ.

Người Nhật Bản cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao.

3. Tết Trung Thu của Người Hàn

Chusok hay còn gọi là Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng tám là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên - người đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt.

Lễ hội được tổ chức từ đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch. Trong dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn. Mọi người cùng nhau thưởng thức món bánh "Songphyun".

Thứ bánh đặc biệt này được làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ. Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mả của tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng, họ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặc Hanbok (một loại trang phục truyền thống của Hàn Quốc) và cùng nhảy múa dưới ánh trăng.

Tết trung thu ở Hàn Quốc

4. Tết trung thu của người Lào

Người Lào gọi tết Trung thu là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

5. Tại Singapore

Lễ đón Trung thu diễn ra khá vui nhộn. Ở quảng trường Sengkang, mọi người tập trung đông đủ để chơi các trò chơi thú vị.

6. Người Thái

Người Thái gọi Tết Trung thu là “lễ cầu trăng”, vì vào đêm Trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Trên bàn thờ còn quả đào và bánh Trung thu. Theo truyền thuyết của người Thái, nếu làm như vậy, Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

7. Tại Camphuchia

Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm - từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Tết Trung Thu ở Việt Nam

8. Còn Tết Trung Thu ở Việt Nam thì sao?

Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10).

Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Người lớn thì uống chè, gặp bạn hiền và thưởng trăng. Nhiều nơi hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và phá cỗ trung thu. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.

Chúc bạn và gia đình có một Tết Trung Thu hạnh phúc và ý nghĩa.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC