Phong tục tập quán
 

Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán bạn cần biết


Tết là do chữ 'Tiết' (chữ Hán) mà ra. Người xưa chia một năm thành 24 Tiết khác nhau, gom lại thành 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Theo lịch vạn niên thì Tết Nguyên Đán là Tiết Lễ đầu năm mới. Khởi sự từ giây phút giao thừa. Theo luật tuần hoàn trong vũ trụ, cứ đủ 365 ngày là bước qua một năm mới. Tết là ngày vui nhất trong năm của người Việt Nam. Những gia đình lễ giáo, thường tụ tập đông đủ để chúc thọ ông bà, cha mẹ và anh chị em chúc tuổi lẫn nhau, con trẻ sẽ được tiền mừng tuổi.

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... 

Dân ta có câu: ''Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rông, nhất Nông, nhì Sĩ''. Điều đó chứng tỏ Nông nghiệp là lãnh vực quan yếu trong xã hội VN. Từ xưa tới nay, 70, 80% dân sô` người Việt sống về nghề nông, lam lũ! Nhà nông quanh năm vất vả với ruộng đồng, nương khoai! Do đó, Tết chính là dịp được nghỉ ngơi, thư thả.

Để đón Tết, người VN chuẩn bị rất công phu, chu đáo. Ở thành thị, có thể là xa hoa, đài các, nhưng ở thôn quê, đặc biệt là ngày xưa thì êm ả, ấm cúng. Người ta lo lắng, bồn chồn, nhiều gia đình dành dụm cả năm, sau khi đã thanh thỏa nợ nần, cũng mong sao còn một chút...lo Tết. Lỡi Tết ...chính là mối ưu tư lớn nhất của nhiều gia đình (nghèo khó) ở thôn quê. Vay nợ, chịu ơn người ta suốt năm, nay ...Tết là dịp, phải...đền ơn, đáp nghĩa thế nào?

Những gia đình giầu có thì ngay từ đầu tháng chap đã chẻ lạt, gom củi nấu bánh chưng, gói giò. Người ta bắt đầu mua đủ thứ...Gạo nếp, lá dong, thịt heo, hành tỏi. Bắt đầu o bế những chậu Cúc, chậu Trà, Quất, Hải đường, Mai vàng hay Bích đào (chỉ có hoa đỏ, không có quả).v.v. Sao cho kịp nở đúng vào ngày Tết. Một số người còn nặn sẵn 3 ông 'Đầu rau', béo mập, oai phong. để thay thế những ông bị bể đầu, vỡ mặt! Hàng phe, hàng giáp thì định ngày hội họp, chia cỗ, chia phần theo lệ làng: Đinh, Tráng, Lão Bà, Lão Ông. Những gia đình không khá giả lắm thì chung nhau 'đụng lợn' để có tí thịt, làm nhân bánh chưng hay gói giò, làm ...cỗ Tết. Nơi đình làng, ông Thủ Từ đã bắt đầu lau chùi đồ thờ, mua sắm vàng, mã cùng cờ xí, trống, chiêng, chuẩn bị cho Lễ hội có toàn dân tham dự. Nhiều làng xóm còn có tục thi chọi trâu, đấu vật, đánh cờ (người) hay trò chơi muá rối (hình nỗm cử động bằng dây do người điều khiển) trên mặt hồ, mặt ao, cũng hào hứng lắm.

Tết VN còn có nhiều tục lệ đáng ghi:

- Tiễn Ông Táo... Ông Táo phải về Trời để báo cáo Thiên Tào, Ngọc Đế, tất cả những gì đã xảy ra ở Trần gian trong năm qua, ông về Trời vào ngày 23 tháng chap. Ông là người cai quản 'Bếp' trong mỗi gia đình. Lễ tiễn ông là mâm quả cùng với con cá chép (còn sống, thả trong chậu nước, hoặc bằng giấy) làm phương tiện cho ông bay về Trời cho lẹ, cho oai.

Chợ Tết

Ta có câu ...Vui như...chợ Tết. Ngày Tết càng gần thì 'Chợ Tết' càng tưng bừng, náo nhiệt. Những 'Phiên chợ' của tháng cuối năm như nhộn nhịp hơn nhiều, có nơi chỉ tổ chức duy nhất một lần trong tháng. (Miền Trung châu Bắc Việt có 'Phiên Chợ Huyện' là nổi tiếng của Tỉnh Thái Bình, họp vào ngày 29 Tết). Một số người mua thường chờ đến chợ phiên mới mua sắm đủ thứ, họ biết chắc...cái gì cũng sẽ có và...thế nào cũng rẻ hơn, vì... ai cũng mong bán cho hết, tránh bị ám ảnh bởi......''ì ẩm'' cuối năm! Xui lắm!! Ai ghiền bói toán, xem tranh hay có cái thú coi các cụ Đồ bán chữ.v.v.v. Cứ đến 'Chợ Phiên' là có tất cả. 

Cây Nêu

Chiều ngày 30 tháng chap là thời gian chót cho những nhà muốn dựng 'Nêu'. Đó là một cây tre, chặt từ gốc, cố giữ nguyên ngọn, trên đầu ngọn tre, treo một cái mũ (nhỏ), một xấp giấy vàng, vài cái khánh bằng đất nung, lủng lẳng trên không, gío thổi, khánh đụng vào nhau, kêu leng keng, ai nghe, biết ngay là nhà có chủ. Những nhà không dựng nêu, họ thường buộc lá cây (dừa, dứa) ngoài ngõ, có nhà rắc vôi bột, hình cái cung, ngay trườc sân, ai đến, nhìn thấy hình cung, đừng vô nếu không quen biết, cả ma qủi cũng chẳng dám vô. Nhớ một điều: Phải hạ Nêu trong ngày mồng 7 Tết, không..thì xui tàn mạng!

Giao thừa

Dựng Nêu xong thì chuẩn bị đón Giao thừa.(Thời điểm trao cái cũ, nhận cái mới). Đêm này còn được gọi là 'Đêm Trừ tịch' (Trừ là thải, là bỏ, tịch là đêm tối). Lễ giao thừa được tổ chức khá long trọng tại tư gia, Đình làng hay Miếu, Am, Đền, Chùa. Giờ phút giao thừa rất là ồn áo, náo nhiệt, chuông trống inh ỏi, pháo nổ vang trời. Nơi Đền, Chùa thì khói nhang nghi ngút, trai thanh, nữ tú, lui tới tấp nập. Các Giáo đường thì chuông trống vang dội, với Lễ nửa đêm, tràn ngập Tín hữu, cất cao những lời ca trầm bổng, nguyện cầu cho Thế giới bình an, Nhân loại Hạnh Phúc.. 

Xuất hành

Lễ giao thừa xong, nhiều người rủ nhau đến Chùa, Miếu để xin xâm, hái lộc. Xuất hành là chuyện rất quan trọng, nên người ta phải chọn...Hướng và Giờ xuất hành cho cẩn thận. Giờ...lúc ra đi phải hợp với giờ, với sao của người xuất hành, không được...kỵ, không được khắc. Nếu chẳng may...kỵ, khắc, đã không hên, còn...xui!

Xông nhà

Xuất hành quan trọng thế nào thì xông nhà cũng quan trọng không kém. Những gia đình đông con, thường chọn đứa con nào...hiền lành, khôn ngoan, tốt...Viá nhất (...Vía là gì? Vía là cái Linh của mỗi người, Nam giới có 7 Linh, Nữ giới có tới 9 Linh lận - Nhiều người hay nói...Sợ hết viá...), để nó là người xông nhà trước nhất. Nếu không ưng ý đứa con nào thì nhờ bạn bè hay người hàng xóm cũng được, để họ mang sự may mắn đến cho gia đình. 

Kiêng cữ

Tết là dịp phải kiêng kỹ nhất. Thận trọng từng lời nói, cử chỉ. Tránh cau có, gắt gỏng hay la lối, giận hờn. Tránh nói con...khỉ (nhất là năm nay lại là năm...Khỉ), con hùm, con beo! Đừng đánh vỡ bát chén, đặc biệt nhà nào có người hút thuốc lào thì chớ làm đổ nước điếu...Xui vô cùng! Tránh mặc áo trắng, sợ có tang và điều sau đây, có lẽ nhiều người dễ mắc phải...Đó là phải kiêng hốt rác. Cố kiêng quét nhà trong ba ngày Tết, lỡ mà có nhiều rác thì dồn tạm vào một xó nào đó, chờ hết động thổ (3 ngày), hãy hốt đổ đi, không thì...xui cả năm đấy!

Tết Nguyên Đán là Tết trọng nhất trong năm, Đây là dịp người ta tụ họp lại cùng nhau sau một năm dài lưu lạc. ''Dù ai buôn bán đâu đâu, nhớ 3 ngày tết, rủ nhau mà về''. Tết cũng là dịp ăn uống thả dàn, vui chơi thỏa thích, đánh cờ, đánh bạc, cá ngựa, lôtô, xổ số lấy hên, ai cũng muốn thử tài, thử vận. Nhất là trẻ con, xin qúi vị đừng quên ...lì xì cho chúng, ít cũng được, miễn là có, không thì chúng.. tủi lắm!!!

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC