Thế giới tâm linh bốn phương
 

Bàn thờ nhà ai cũng đặt bát hương nhưng không phải ai cũng biết những điều này!


Trong văn hóa thờ cúng Việt thì bát hương là món đồ không thể thiếu trên mỗi ban thờ, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết những ý nghĩa tâm linh của bát hương và vị trí đặt bát thương sao cho đúng mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Bàn thờ nhà ai cũng đặt bát hương nhưng không phải ai cũng biết những điều này!

Ý nghĩa tâm linh của bát hương trên ban thờ

Bát hương trên bàn thờ có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới tâm linh, là cả một biểu tượng văn hóa. Khi thắp hương lên, con người ta được trở về với chính con người thật của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức,  đánh động tiếng gọi của lương tri và làm cho ta có cảm giác hướng thiện hơn.

Trong tâm linh, bát thương thường dùng để thắp hương mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ. Nó có vai trò như sợi dây vô hình liên kết giữa hai cõi âm – dương. Thần linh, gia tiên sẽ về ngực trị trên bát hương. Vì thế bát hương cần được bố trí, sắp xếp hợp lý, hợp phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Còn ngược lại bát hương uế tạp, bố trí không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ.

Vị trí đặt bát hương sao cho đúng

Thông thường trên một bàn thờ thường được đặt 3 bát hương tượng trưng cho 3 cấp bậc khác nhau, đó là: thờ Phật, thờ Thần, thờ gia tiên.

Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà vị trí đặt bát hương có sự khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ theo nguyên tắc:

- Bát hương Thờ Thần đặt ở giữa và bao giờ cũng phải to và cao hơn hai bát hương còn lại.

- Hai bát còn lại, bát hương bên trái thờ bà cô tổ, ông mãnh. Bát hương bên phải thờ gia tiên.

Vị trí các bát hương trên ban thờ

Giữa các bát hương cách đều nhau và người dân đồng bằng thường đặt ba bát hương trên đế Tam Sơn cùng một ban thờ.

Hướng đặt bát hương hợp phong thủy

Một trong những yếu tố quan trọng trong cách đặt bát hương ban thờ là hướng đặt. Hướng đặt cần hợp phong thủy và phù hợp với từng vùng miền. Theo đó bát hương thường được đặt ngay phía trước đỉnh đồng, bộ tam sự, bộ ngũ sự và dễ nhìn thấy nhất trên bàn thờ. Nhìn từ phía trước ở vị trí cúng lễ thì bát hương chính giữa là thần linh, bên phải là bát hương gia tiên và bên trái là bát hương bà cô, ông mãnh

Với những gia đình có điều kiện thì thường có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

Những lưu ý về bát hương

Để đảm bảo mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ thì việc lựa chọn bát hương cũng đóng vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ, tâm linh, tốt nhất nên lựa chọn bát hương làm bằng đồng hoặc sứ. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa…

Bát hương sau khi được “an ngôi, chính vị” thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ vì theo quan niệm phong thủy điều này sẽ không tốt.

Với các gia đình cúng ngày 30 kèm theo việc rút chân hương thì người rút có thể là vợ hoặc chồng hoặc nhờ người lớn tuổi khác nhưng phải đảm bảo tay sạch sẽ, thanh tịnh. Khi rút thì rút từ từ, tránh để vương vãi tro trong bát hương ra ngoài.

Để lại chân hương trong bát phải là số lẻ và các chân hương còn lại có thể mang ra sông, hồ hoặc hóa tro. Nếu kệ hoặc bát hương bị kênh thì phải dùng giấy tiền hoặc vàng mã để kê, không dùng các thứ khác.

Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Theo quan niệm tâm linh, việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều xui rủi. Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.

Từ bao đời nay, bát hương luôn là vật thiêng liêng và gắn bó nhất trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam. Các cụ từ xưa đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ phụng cốt ở cái Tâm, có lòng thành hướng tới tổ tiên, làm điều thiện sẽ được phù hộ, tâm can thanh thản. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có hiểu biết những nguyên tắc, kiêng kỵ trong tâm linh để thờ cúng cho đúng cách.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC