Thế giới tâm linh bốn phương
 

Nỗi ám ảnh rợn người về khu rừng ma ở Tây Nguyên


 Nhắc đến Tây Nguyên người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh rừng hoang vu ,sâu thăm thẳm trong đại ngàn mà người bình thường lạc vào đó khó lòng mà tìm ra được  nếu không có chỉ dẫn . Nhưng điều khiến người dân nơi đây phải lạnh gáy hơn khi bước vào đó chính là khu rừng ma của làng Vai Trang (xã Đắk Long, Đắk Lei, Kon Tum)   nơi có tục thiên tang người chết một cách kì dị .

 Hủ tục lạc hậu nối tiếp 

 Trong thế giới tâm linh của người Dẻ Triêng luôn tin rằng, người chết có một năng lực siêu nhiên và họ có thể làm được bất cứ chuyện gì trên cõi đời này, kể cả việc “bắt” linh hồn của người sống đi theo. Chính vì vậy, người Dẻ Triêng ở làng Vai Trang không chỉ rất sợ hồn ma người đã chết mà còn xem hồn ma đó đang còn “sống” với một khả năng siêu phàm.

Đó là lí do vì sao người dân nơi đây mai táng người chết theo hình thức nào đều không quan trọng: “Mình có chôn người chết xuống đất, xây bốn bức tường kín mít thì cái hồn của nó vẫn ở trên thôi. Nó không nằm dưới đất đâu, xây kín nó cũng đi được, chỉ có mình là không đi được thôi. Nó giống như con mối, con mọt trong nhà mình ấy, xây nhà rồi mà nó vẫn đục tường, đục gỗ đi được, con ma cũng vậy”, trưởng thôn A B’lã lý giải.

ngưởi dân bản địa  không dám bước chân vào khu rừng mai mị này

Thâm nhập khu rừng ma

 Bỏ qua nỗi sợ hãi và sự cảnh báo của người dân làng Vai Trang .Không nhờ được ai dẫn đường, chúng tôi đành tự đi vào “rừng ma” theo hướng chỉ tay của một người phụ nữ gặp ở đầu làng. Khu rừng nằm cách làng hơn 1km ở hướng mặt trời lặn, tĩnh mịch, âm u đến lạ thường.

Ngay bìa rừng , ngay sát đường đi là những ngôi mộ mới được xây bằng gạch đá, xi măng theo phong cách hiện đại, nhưng vẫn giữ lại nhiều nét đặc trưng của tín ngưỡng người Giẻ Triêng.Các quan tài này được làm bằng nhôm thay vì là gỗ như trước đây.

Được biết từ lâu người chết đã không được an tang ở đây , tuy nhiên từ ngoài bìa rừng chúng tôi đã cảm nhận được mùi ngai ngái khó chịu, lành lạnh đầy màu sắc liêu trai. Dù là buổi trưa, nhưng trong khu rừng sâu yên tĩnh với những cơn gió thoảng nhẹ cũng mang cho người ta cảm giác bất an, lo sợ.

Những chiếc quan tài được treo lơ lửng khắp khu rừng

Vì là lãnh địa cấm kỵ nên khu rừng hiện vẫn giữ được phần nào sự hoang sơ vốn có từ cổ xưa với những cây cổ thụ to lớn, những cây nứa, lồ ô, dây dại phủ đầy.

Xung quanh khu rừng là nơi từng “treo” nhiều quan tài nên có những thi hài người đã khuất bị chôn vùi hoặc di dời còn lại vết tích, khiến chúng tôi phải cẩn thận để tránh xâm hại đến những vị trí ấy.

 Chúng tôi lấy hết can đảm đi sâu vào khoảng vài chục mét thì những chiếc quan tài “treo” dần dần lộ ra trước mặt chúng tôi. Cái thì nằm lẻ loi, chúc xuống đất vì cọc treo đã mục gãy. Có chỗ thì hai chiếc quan tài từng được đặt song song cạnh nhau nhưng một cái đã bị rớt xuống đất. Gần đó là những chiếc bình đầy nét hoa văn, dấu tích còn sót lại của những chiếc quan tài đã di dời.Quan sát mới thấy những chiếc quan tài này được làm bằng thiếc hoặc tôn. Thời nguyên thủy, quan tài của người Giẻ Triêng thật ra được làm bằng các loại gỗ quý như dổi, lim, … Nhưng theo thời gian, diện tích rừng bị thu hẹp cùng với việc bị cấm khai thác nên họ dần thay thế bằng những nguyên liệu hiện đại hơn.

Vào sâu trong khu rừng vẫn còn lại một số quan tài còn ở trên mặt đất, vì lý do gì đó không di dời hay mai táng xuống đất, trong đó 2 chiếc quan tài được đặt song song là của vợ chồng ông A B’rót. Họ cũng là những người cuối cùng được “thiên táng” theo tục lệ của dân tộc mình

Vài năm trở lại đây, người trong thôn được chính quyền địa phương vận động, họ đã bỏ dần tục táng treo. Tuy nhiên, người đã khuất vẫn được chôn theo phong tục vợ chồng đặt cạnh nhau. Và cho đến hôm nay, trong tiềm thức người làng Vai Trang "người chết vẫn còn "sống" nên dù chôn như thế nào, họ cũng không dám ra lại nghĩa địa”. "Rừng ma" rồi sẽ chỉ còn là tàn tích một thời hủ tục của người dân Dẻ Triêng nhưng nó vẫn là nỗi ám ảnh  cho  cuộc sống của người dân nơi đây .

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC