Phong tục tập quán
 

Cách bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất


Mâm cỗ cúng ông táo gồm những gì- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất để 23 tháng Chạp âm lịch tiễn ông Công ông Táo về trời vì Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp theo lịch âm là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, nên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng bởi đây được coi như ngày cuối cùng của năm cũ vắt sang ngày đầu tiên của năm mới.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng phải đủ 2 phần: Lễ vật và Mâm cỗ để thể hiện sự thành kính của gia chủ.

Về lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo, mỗi gia đình cần chuẩn bị: Mũ Táo quân, 2 mũ ông (2 cánh chuồn) và 1 mũ bà (không cần cánh chuồn). Về màu sắc, mũ và áo của ông Công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Ở miền Bắc, nhiều gia đình sẽ cúng thêm cá chép vàng sống, sau khi hóa vàng sẽ phóng sinh cá tại sông, suối để làm phương tiện đưa các Táo về trời. Với người miền Trung, bên cạnh bộ vàng bạc cúng ông Táo, người ta còn chuẩn bị thêm ngựa giấy có yên cương để đưa Táo quân về trời. Người miền Nam thì thường cúng thêm cá chép giấy trên mâm cúng ông Công ông Táo.

cach-bay-mam-co-cung-ong-cong-ong-tao-day-du-nhat

Văn khấn cúng lễ Táo Quân

Mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng 
 

Mâm cỗ ngọt cúng ông Công ông Táo thường có:

  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã. 

Với các gia đình có cúng mâm cỗ chay thì sẽ gồm:

  • Xôi gấc
  • Chả ram chay
  • Cà ri nấm
  • Đậu hũ sốt sả ớt
  • Nấm rơm kho tiêu xanh
  • Khoai tây chiên giòn
  • Rau củ xào ngũ sắc
  • Bánh chưng chay
  • Chè đậu trắng

Về thời gian cúng ông Công ông Táo, các gia đình có thể cúng từ tối ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các Táo quân bay về chầu trời.

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

  • Món kiêng kị trong mâm cơm cúng: Thịt bò, thịt chó, thịt vịt thịt ngan hay thịt chim là những món ăn không được xuất hiện trong mâm cơm cúng. Nếu được, hãy chọn gà cồ mới lớn.
  • Nếu có thả cá phóng sinh thì nên đảm bảo vệ sinh môi trường bằng cách thu gọn các bao ni lông đựng cá, không xả rác bừa bãi ra ao/hồ/sông/suối
  • Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu gia đình nào có bàn thờ Táo quân (thường đặt ở bếp) thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có thì có thể cúng thắp hương tại bàn thờ thần linh, tổ tiên. Không nên cúng ở bếp vì bàn thờ là nơi giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.

Ý nghĩa, quan niệm thờ cúng ông Công ông Táo

Các Táo quân là người coi sóc bếp lửa trong gia đình sẽ cưỡi cá chép bay về trời, thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự trong gia đình năm cũ đã qua; cũng đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.

Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.

Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh,nên xem ngày tốt xấu để chọn ngày giờ đẹp. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô... vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.

Xem chi tiết tại:  
 
Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC