Cuối năm, cứ đến ngày 22 – 23 tháng Chạp là các gia đình lại làm lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là phong tục tập quán từ ngàn đời từ xưa truyền lại, nhưng không có nghĩa là ai ai cũng biết cách cúng lễ sao cho đúng, biết được những điều kiêng kị trong ngày này. Hãy để lịch vạn sự chia sẻ với các bạn độc giả những điều nên biết, những điều cần tránh trong ngày cúng Táo quân để không phạm phải sai lầm nữa nhé.
Xem thêm:
Những điều cần lưu ý khi dọn bàn thờ ngày tết nếu không muốn tiền tài không cánh mà bay
Ba lễ cúng quan trọng không thể thiếu trong tháng 12 âm lịch
Những điều cần biết khi lau dọn ban thờ, tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp để rước thêm tài lộc
Đừng nên làm những điều này trong tháng 12 âm lịch nếu không muốn mang vận xui vào người
Ý nghĩa của mâm cơm tất niên và lễ cúng chiều 30 tết
Những đại kỵ cấm phạm phải khi chuẩn bị cúng tất niên ngày 30 tết
Không làm lễ cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp
Theo tích xưa kể lại, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ông Táo sẽ về chầu trời, báo cáo lại những điều diễn ra trong một năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Thời điểm được cho là ông Táo về trời là sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Chính vì lẽ này, các gia đình nếu làm lễ cúng ông Công ông Táo thì nên nhớ làm trước 12h ngày 23 để ông Táo kịp lên thiên đình. Xưa kia điều này được tuân thủ nghiêm cẩn hơn, tuy nhiên thời nay do cuộc sống bận rộn nên nhiều gia đình không có thời gian làm lễ, có nhà vì thế mà tới chiều tối ngày 23 mới dâng cỗ cúng Táo quân.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh và phong tục, cúng lễ vào thời điểm sau 12h ngày 23 tháng Chạp âm lịch không thể nói là sai, song vì lễ cúng được thực hiện quá muộn, có thể ông Công ông Táo không có mặt ở đó để chứng kiến, cũng có thể các Táo sẽ khó mà về thiên đình kịp giờ bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Do đó, gia chủ muốn thực hiện lễ cúng này nên sắp xếp thời gian dâng lễ sao cho phù hợp. Có thể cúng Táo quân vào buổi trưa hoặc buổi tối ngày 23 tháng Chạp, cũng có thể làm lễ cúng vào sáng ngày 23, sau đó gia chủ có thể thoải mái thực hiện lịch trình trong ngày của mình mà không làm lỡ dở lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp này. Lễ cúng ông Táo cuối năm nên chọn ngày nào tốt nhất để mang lại phúc lộc cho gia chủ.
Những đồ cúng không thể thiếu trong mâm cúng Táo quân là bộ vàng mã quần áo cho các ngài, có thể là mũ ông Công ba cỗ hay hai mũ cho Táo ông và một mũ cho Táo bà. Táo ông dùng mũ có hai cánh chuồn, còn Táo bà dùng mũ không có cánh chuồn, các mũ có các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ, nhớ kĩ những điểm này để không lầm lẫn khi mua đồ cúng Táo quân.
Ngoài ra, còn phải sắm cho các Táo cá chép sống hoặc cá chép giấy để làm phương tiện lên Thiên đình. Tùy theo địa phương, có nơi sẽ dâng cúng ngựa mã thay thế. Khi chọn cá chép sống, không nhất thiết phải chọn con to mà chủ yếu phải xem cá có khỏe, có quẫy mạnh không thì mới đủ sức để hóa rồng, đưa Táo về trời.
Những món kiêng dâng cúng ông Công ông Táo
Với lễ cúng Táo quân hàng năm, các gia đình có thể xem xét điều kiện gia đình mà làm lễ chay hay lễ mặn, lễ ít món hay nhiều món. Lễ to hay không không quan trọng, cái chính là lòng thành tâm của gia chủ.
Nếu làm lễ chay, ngoài đồ vàng mã thì gia chủ nhớ chuẩn bị thêm cau trầu, hoa quả và nước. Còn với lễ mặn, các món cổ truyền như xôi, gà, giò chả thường không thể thiếu. Có điều, khi dâng lễ mặn, gia chủ nhớ rằng có những loại thịt kiêng dâng cúng vào ngày 23 tháng Chạp này, ví dụ như vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó…
Không xin tài lộc khi cúng ông Công ông Táo
Nhiều người theo thói quen khi khấn vái hay xin tài lộc, nhất là những người làm kinh doanh thì xin được làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc, của cải đầy nhà. Song khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, chớ nên khấn xin như vậy.
Theo tích xưa, Táo quân về trời là để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng, có cả việc tốt, có cả những việc xấu. Chính vì thế, khi làm lễ cúng này, các gia đình chỉ nên thành tâm cúng lễ và xin các Táo bỏ qua cho những điều xấu, chỉ báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng để không làm giảm công đức của gia chủ mà thôi. Nhà bạn nên biết những lưu ý cần biết về nghi lễ đưa ông Táo chầu trời.
Không ném cá chép từ trên cao
Cá chép hóa rồng sẽ đưa ông Táo về trời, cá chép khi ấy tượng trưng cho thần linh, cần phải chú ý khi thả cá. Các bạn nhớ chọn nơi sông hồ rộng, nhiều nước, không ô nhiễm để thả cá. Lưu ý rằng phải thả cá từ từ xuống nước, tuyệt đối không đứng từ trên cao như đứng trên cầu, trên đường và ném cá xuống nước, độ cao quá lớn có thể khiến cho cá bị sức ép và chết hoặc yếu đi, không sống được.
Mời độc giải tham khảo thêm tử vi 2018 và vận hạn 2018 tại đây.
Lịch vạn niên – Lịch âm dương – Xem ngày tốt xấu - Xem giờ tốt - Xem ngày cưới - Vận hạn 2024
Tử vi 2024 – Xông đất 2024 – Tử vi trọn đời - Tử vi 12 cung hoàng đạo - Tử vi 12 con giáp
Bói tên –
Bói chữ cái đầu tên bạn –
Bói tên theo tiếng nước ngoài –
Đoán tên người yêu
Bói tình yêu –
Xem tuổi vợ chồng –
Bói tình duyên theo nhóm máu
Bói bài tây –
Bói bài tình yêu -
Bói bài ngày tốt xấu -
Bói ngày sinh qua lá bài
Bói ngày sinh -
Bói số điện thoại –
Bói Kiều –
Bói điểm thi
Xem tướng – Xem bói nốt ruồi - Bói nốt ruồi trên cơ thể đàn ông – Bói nốt ruồi trên cơ thể phụ nữ - Bói nốt ruồi trên bàn tay