Yên Tử không chỉ là nơi cảnh quan kỳ vĩ mà còn là chốn đất thiêng, hội thụ nhiều giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết...là lựa chọn lí tưởng của những người đi lễ dịp đầu năm mới.
XEM THÊM
Đến hẹn lại lên hội Lim - lễ hội truyền thống đặc sắc nhất Bắc Ninh
Lễ hội Lồng Tồng - Nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng
Du xuân chợ Viềng Nam Định năm 2018
Khám phá lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình
Hội Xuân núi Bà Đen và hai truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu
Yên Tử
Vùng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công cách trung tâm thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng chừng 14 km. Trước đây, người ta gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dáng ngọn núi tựa như một con voi khổng lồ. Trong sử sách ghi lại, Yên Tử còn có tên là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng.
Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử vào hạng "danh sơn" của nước ta. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng du khách cảm tưởng như đi trong mây ("nói cười ở giữa mây xanh -Nguyễn Trãi). Ở Yên Tử có ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá. Ngọn tháp có niên đại "Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758" là cổ nhất. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.
Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là "phúc địa thứ 4 của Giao Châu". Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận "Năm Tự Ðức thứ 3, núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ ".
Phải chăng, chính sự linh thiêng huyền bí ấy mà từ xưa các tín đồ đạo phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Cũng vì thế mà từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi này tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa tháp và nhiều công trình khác.
Đặc biệt từ thời Trần, đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa tháp có quy mô lớn. Khởi đầu là vua Trần Thái Tông lên Yên Tử năm 1236. Sau đó Trần Nhân Tông sau khi lãnh đạo quân dân kháng chiến giành đại thắng trước quân Nguyên-Mông , mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc đất nước thái bình, vua nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử tu hành.
Năm 1299 (cách đây hơn 700 năm ), Trần Nhân Tông đã xây dựng nên dòng thiền Trúc Lâm bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Phật phái Trúc Lâm mang Phật danh Ðiều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả 3 vị được gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 12, 13, 14.
Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc đồ sộ này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng trải dài gần 20km tạo thành Khu Di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử mang tầm quốc gia.
Lễ Hội Yên Tử và chùa Đồng
Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân âm lịch hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm không chỉ Phật tử mà hàng ngàn du khách đến đây dâng hương vãn cảnh. Trên đường đi du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn nấp bên những con suối, rừng cây. Lên đỉnh núi tựa như chạm đến cổng trời. Khi trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Đông Bắc.
Không biết lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh Yên Tử, ở độ cao 1.068m đã hiện diện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) mái lợp ngói đồng, trong chùa có 2 tượng đồng, cạnh chùa là một phiến đá lớn bằng phẳng được gọi là Bàn cờ Tiên cùng với một chữ Phật khối lớn khắc vào vách đá...Tất cả đều nói lên sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên Tử.
Mời độc giả tham khảo thêm tử vi 2018 và vận hạn 2018 tại đây.
Lịch vạn niên – Lịch âm dương – Xem ngày tốt xấu - Xem giờ tốt - Xem ngày cưới - Vận hạn 2024
Tử vi 2024 – Xông đất 2024 – Tử vi trọn đời - Tử vi 12 cung hoàng đạo - Tử vi 12 con giáp
Bói tên –
Bói chữ cái đầu tên bạn –
Bói tên theo tiếng nước ngoài –
Đoán tên người yêu
Bói tình yêu –
Xem tuổi vợ chồng –
Bói tình duyên theo nhóm máu
Bói bài tây –
Bói bài tình yêu -
Bói bài ngày tốt xấu -
Bói ngày sinh qua lá bài
Bói ngày sinh -
Bói số điện thoại –
Bói Kiều –
Bói điểm thi
Xem tướng – Xem bói nốt ruồi - Bói nốt ruồi trên cơ thể đàn ông – Bói nốt ruồi trên cơ thể phụ nữ - Bói nốt ruồi trên bàn tay