Phong tục tập quán
 

Phong tục kỳ lạ: Rước dâu đúng lúc nửa đêm


"Rước dâu đúng lúc nửa đêm" là một phong tục tập quán, một tục lệ đặc biệt của người dân tộc Thái ở một số nơi của huyện Con Cuông (Nghệ An).

Ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, người dân tộc Thái chiếm đa số và tồn tại rất nhiều phong tuc tap quan lạ kỳ. Trong số này, tục rước dâu đêm là độc đáo nhất. 

tu vi

Phong tục kỳ lạ: Rước dâu đúng lúc nửa đêm

Người dân nơi đây tin rằng, buổi ngày ma quỷ nhiều và nếu rước dâu thì sẽ rước xui xẻo, cuộc sống sau này không hạnh phúc. Cho nên, với mong muốn đôi tân lang, tân nương được sung túc và hạnh phúc, người Thái ở miền Tây xứ nghệ có phong tục rước dâu ban đêm. Điều hết sức đặc biệt là đám cưới này kéo dài trong ba ngày với những nghi lễ tưng bừng, cô dâu được đón về nhà chồng giữa lúc nửa đêm, đúng vào thời khắc giao thoa giữa ngày cũ và ngày mới.

Một người dân tên là Vừ Hai Ngoan (60 tuổi) cho biết, khi họ lớn lên thì đã thấy làng bản tồn tại phong tục đó. Cha ông họ kể lại, tục rước dâu đêm đã tồn tại từ hàng trăm năm nay và không hề mai một. Đón dâu vào giờ khắc này sẽ quy tụ được những tinh túy hồn thiêng sông núi, cuộc sống vợ chồng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, xem boi tinh yeu, xem tuổi vợ chồng để biết thêm chi tiết. Tất nhiên, đám cưới ở đây không chỉ độc đáo ở chuyện rước dâu ban đêm mà còn vô số những nghi lễ khác rất lạ.

Già làng Vừ Xông Nỏ cho biết thêm, trong đám cưới, người ta còn hát đối đáp giao duyên, làm lễ trừ tà, mời trầu, mời ngồi. Đặc biệt, đó là tục rửa chân cho cô dâu khi bước vào nhà chồng.

Theo phong tục tập quán này, cách 2 giờ trước khi đồng hồ điểm ngày mới (tức 22h), mọi lễ vật cũng như công việc chuẩn bị cho việc đón dâu từ phía nhà trai đã được chuẩn bị sẵn, đoàn rước bắt đầu lên đường.

Lễ vật đón dâu gồm: 1 con lợn quay nặng khoảng 30kg, 1 mâm cỗ gồm xôi, gà và 10 lít rượu nếp, nhà trai còn phải chuẩn bị một cái chiêng để khi đón dâu về, vừa đi vừa gõ.

Mục đích là để thông báo với mọi người về việc con nhà người đã thành con nhà mình, thứ nữa là xua đuổi tà ma, những điều xấu.

Bắt đầu chạm ngõ nhà gái, nhà trai không được đón tiếp tưng bừng như những đám cưới thông thường mà họ phải vượt qua một thử thách không hề nhỏ, đó là cửa nhà gái đóng kín, không gian tĩnh lặng. Để được vào nhà, đàng trai phải vượt qua một cuộc thi đối đáp với yêu cầu, phải làm vừa lòng nhà gái. 

Xong thử thách đầu tiên, nhà trai ngay lập tức phải đối mặt với thử thách thứ hai. Vừa tiến qua cửa, chuẩn bị bước lên nhà thì sẽ có một người đàn bà đứng bên xô nước đã được chuẩn bị sẵn té nước tới tấp vào người chú rể.

xem ngay tot xau

Chú rể và cô dâu trước nghi lễ rửa chân

Khi chú rể đưa cô dâu vào nhà, lúc vừa bước lên cầu thang thì mẹ chồng đã chờ sẵn cùng với một chậu đồng đựng nước suối trong suốt có ngâm một đồng xu bằng bạc. 

Trước khi vào làm lễ gia tiên, mẹ chồng đã kỳ công rửa chân cho con dâu và trao tặng một vòng bạc cầu may.Tiếp theo, một người anh em nhà trai sẽ đưa cô dâu vào buồng, làm lễ ăn cơm, uống rượu chung với chồng. Tân lang và tân nương sẽ trao vòng bạc cho nhau (tương tự nhẫn cưới của người Kinh), thề non hẹn biển sẽ thủy chung đến cuối đời.

Nghi lễ tiếp theo, cô dâu được búi tóc để trình diện tổ tiên. Cũng từ đây, cô dâu chính thức trở thành gái đã có chồng và cũng là người nhà chú rể.

Đám cưới không chỉ là dịp để chúc phúc cho cô dâu, chú rể mà còn là nơi các nam thanh nữ tú mong muốn tìm nửa kia cho cuộc đời mình.

Xem thêm: Xem tuổi vợ chồng - Phong thủy xem tuổi vợ chồng hợp khắc 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC