Phong tục tập quán
 

Phong tục nhuộm răng đen của người Việt


Theo quan niệm xưa, hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp không chỉ riêng đối với phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng vậy.

Để nhớ và lưu giữ lại một phong tục tập quán,  một nét đẹp , một sắc màu văn hoá mời các bạn cùng tìm hiểu nghệ thuật nhuộm răng đen của người Việt xưa.

Những nụ cười răng đen ngày càng hiếm ở xã hội hiện đại

Nguồn gốc của Tục nhuộm răng

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác .. Đại Việt Sử Ký toàn thư trang 133 chỉ ghi lại lời vua Hùng về tục xăm mình chứ tục nhuộm răng thì không thấy “... rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái vào mình. Từ đấy không thấy thuồng luồng đến cắn hại nữa”. Sứ thần của nước Văn Lang trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu “Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...”. Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như Mường , Thái , Si La ... cũng có tục này nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thời gian, cách nhuộm và chất liệu sử dụng.

Theo truyền thuyết, tục nhuộm răng đen ở người Việt có từ thời cổ đại xa xôi, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phương Bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác.

Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu bị đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc.

Vào đầu những năm của thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ năm lên 15, để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước.

Thời gian nhuộm

Trong những tập tục của người Việt, khi trẻ con thay răng sữa, nếu là răng hàm dưới thì vứt răng xuống gầm giường, còn trên thì vứt lên mái nhà và hô 3 tiếng cho "ông thiêng" cho nó tha đi để mà mau mọc răng.

Người ta chỉ nhuộm răng sau khi đã thay toàn bộ răng sữa, thời gian đó là thích hợp nhất để nhuộm vì lúc ấy răng còn non, độ thấm của thuốc nhuộm dễ gắn chặt vào men và ngà răng hơn. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, nhưng người giàu có hay quan lại lại nhuộm răng theo nhiều lối cầu kỳ với những phương pháp gia truyền khác nhau.

Người con gái Thái chỉ sau khi lấy chồng mới nhuộm răng và ăn trầu, cách nhuộm răng của họ cũng khác với người Kinh.

Cách nhuộm răng đen

Trước khi nhuộm phải chuẩn bị hàm răng cho sạch. Trong hai ba ngày liền, người đó phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai chanh lát, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của chanh làm cho lớp men ngoài răng "mềm" đi, tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng, nhưng không ăn sâu quá để làm hại răng, nhờ đó thuốc nhuộm có thể bắt chặt hơn. Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ mầu đen bóng 20, 30 năm. Khi xuất hiện những vết vàng trên răng, đồng thời mầu đen cũng nhạt đi, người ta phải nhuộm lại.Nhuộm răng phải qua hai giai đoạn: nhuộm răng đỏ và nhuộm răng đen. Trong đợt đầu người thầy phết cao nhuộm răng đen lên lá chuối, lá dừa hay lá cau, cắt vừa hàm răng, rồi ép lên mặt ngoài răng. Người ta bắt đầu làm từ giờ Dậu (5 giờ chiều), đến khoảng 2 giờ sáng thì thay thuốc. Người nhuộm răng đêm đó phải nằm ngửa, há mồm, không được đưa đẩy lưỡi động đến lá cao. Đến sáng, sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm hảo hạng để thải hết chất thuốc còn dính ở kẽ răng. Liền từ 12 đến 15 ngày, người đó phải luôn há mồm, hướng gió Đông - Nam, chỉ được ăn cháo, bún chấm nước mắm, nuốt thẳng không nhai. Mỗi lần ăn xong phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là "thuốc xỉa nước". Tiếp đấy dùng một thứ thuốc đá chế thành bột gọi là "thuốc xỉa khô", dùng ngón tay miết lên mặt răng, đó là giai đoạn nhuộm răng đen. Đây là công đoạn để có một hàm răng đen bóng ánh như hạt tuyền.

"Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen."

Răng đen đi liền với má lúm đồng tiền, tóc bỏ đuôi gà, áo dài tứ thân, khăn mỏ quạ. Răng đen cũng đi liền với miếng trầu. Ăn trầu càng làm cho răng đen thêm óng. Miếng cau khô xé nhỏ, cọ răng thêm sạch, mầu đen thêm bền. Để có một hàm răng đen bóng phải trải qua một quá trình phức tạp. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Nhưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, nơi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy trì mầu đen bóng của răng.

Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". Ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đơn giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phương thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc.

Tục nhuộm răng đen còn tồn tại mãi cho đến khi sang thế kỷ thứ 20, người Việt Nam mới phá bỏ tục lệ này . Hàm răng đen bị đẩy lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại ở một số làng quê Việt Nam.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC