Phong Thủy với đời sống
 

Phong thủy âm trạch và nguyên tắc chọn đất P2


Trong lịch sử cổ đại của người Việt Nam cũng như Hồng Kông đã từng xuất hiện một tín ngưỡng truyền thống, một tập tục rất phổ biến quan niệm rằng việc chọn đất để mai táng tổ tiên trong thuật xem phong thủy gọi là phong thủy âm trạch, cũng như việc chọn đất để làm nhà cho người sống (dương trạch) có quan hệ mất thiết đối với cuộc sống tồn vong, họa, phúc của con cháu.

phong thủy âm trạch

Phong thủy âm trạch và nguyên tắc chọn đất P2

 

Theo thuật phong thủy người ta thường nói: “Táng tiên ấm hậu” tức là việc chọn đất để mai táng tổ tiên để từ đó tổ tiên phù hộ cho con cháu được hưởng phúc lộc. Tất cả những hoạt động có liên quan đến việc chọn đất mai táng hoặc đất làm nền nhà được người xưa gọi là thuyết phong thủy âm trạch hoặc thuật phong thủy.

Thế đất lớp lớp che chắn, từ xa đến gần trong xem phong thủy âm trạch

Hình thế to lớn của rồng có quan hệ với phát mạch từ xa, nhưng phát mạch từ xa không phải từ đầu đến cuối là một đường thẳng, mà phải có lớp lớp che chắn, có tầng tầng lớp lớp hộ vệ chủ mạch trong PHONG THỦY ÂM TRẠCH.

Đúng như trong “Táng thư” đã ghi: “Thế như vạn mã từ trên trời rơi xuống, hình dáng như có từng lớp lang”, hình pháp gia cho rằng núi mà không có che chắn thì chủ long sẽ cô đơn, che chắn càng nhiều càng cát tường, vì vậy “Địa học giản minh. Long khai chương” đã nói một cách tổng quát: “Long như mở đường mà đi, là có lực nhất, kim thuỷ mão là trên, thuỷ tinh là thứ, phải có hình dáng như tấm che chắn, được như vậy mới tốt”.

Thế đất tứ cục phân minh, bát long hữu dị trong xem phong thủy

Các thầy xem tử vi, phong thuỷ cho rằng, hình thế của lai long trong phong thủy âm trạch nhìn từ phía bên ngoài có thể chia làm năm loại: tức “ngũ thế - chính thế, trắc thế, nghịch thế, thuận thế, hồi thế”, cụ thể biểu hiện là: “Long Bắc phát triều Nam đến là chính thế. Long Tây phát Bắc làm huyệt, Nam làm triều, là trắc thế. Long nghịch thuỷ thượng triều, thuận thuỷ hạ thử là nghịch thế.

Thân long quay về núi tổ làm triều, là hồi thế”. Hiển nhiên, đây là cách chia của phái hình pháp, lấy hình thế tự nhiên của thân núi để đánh giá lợi hại của môi trường phong thủy âm trạch, trộn lẫn giữa quan niệm duy vật và duy tâm. Phái lý khí khi bàn về hình thế, chủ yếu dựa vào Ngũ tinh Bát quái và phương vị.

Các thầy phong thuỷ căn cứ ngũ tinh ở trên trời đối ứng với ngũ hành của núi sông, cho rằng hình núi trên đất, dốc thuộc Mộc, nhọn thuộc Hoả, vuông thuộc Thổ, tròn thuộc Kim, dài thuộc Thuỷ. Lại dùng lý luận tương sinh tương hợp của ngũ tinh để suy đoán tài quan ấn lộc, dùng 24 sơn hướng để chỉ rõ hướng táng khác nhau.

Các sách như “Táng thư” và “Địa học giản minh” đều cho rằng: nơi kết huyệt trong phong thủy âm trạch có liên quan với khí. Trong “Địa học giản minh” đã dùng lý luận thai tức dựng dục để bàn về tình hình kết huyệt của long mạch, trong sách ghi: “Một tiết tinh phía sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu, dưới phụ mẫu nơi mạch rớt xuống là thai, giống như nhận huyết mạch của cha mẹ làm thai vậy. Luồng khí phía dưới đó là tức vậy, lại bắt đầu từ đỉnh huyền vũ tinh diện là dựng, giống như hình thể có đầu mặt của thai nam nữ vậy, nơi dung kết huyệt là dục, giống như đứa con sinh thành từ thai mà dục vậy”.

Cũng giống như trong phong thủy nhà ở thì trong phong thủy âm trạch cũng cần chọn hướng tốt. Hướng Đông thuộc Mộc long, hướng Nam thuộc Hoả long, hướng Tây thuộc Kim long, hướng Bắc thuộc Thuỷ long. Gọi là tứ cục. Lại theo phép tăng giảm của Âm Dương, bốn loại long cục đều có phân Âm Dương, bắt đầu là Âm long, thịnh là Dương long…

Có thể thấy rằng nơi kết huyệt trong phong thủy âm trạch tương đương với nơi người mẹ sinh con, cũng là khu vực Âm Dương giao cấu mà rất nhiều sách nói tới. Nghĩa là đã xem huyệt phong thủy là nữ âm, là nơi "Lấy được khí ra, thu được khí đến”, là nơi nhận được sự thai nghén, là nơi “ém khí", “dưỡng tức”. Đồng thời cũng là nơi “sinh dục”, “xuất thai”.

Chính vì phong thủy cổ đại dùng nguyên lý thai tức dựng dục sinh sản của loài người để giải thích về ý nghĩa của huyệt phong thủy, đã làm cho huyệt phong thủy âm trạch lấy tượng trưng là nữ âm, huyệt phong thuỷ được xem như là đất toàn khí, vì vậy con người khi lựa chọn đất ở, đất để chôn cất đều chọn đất có những điều kiện như vậy làm đất tốt nhất, điều này đã hình thành một khuynh hướng tình cảm lâu dài, đem lại một nội dung văn hoá đặc biệt .

Huyệt trong phong thủy âm trạch đặc biệt nhấn mạnh: “Có được sự tốt đẹp của thai tức dựng dục của tổ tông cha mẹ, lại có toàn khí dung kết …”. Huyệt hình của huyệt phong thủy âm trạch thường có sự khác nhau do địa hình cục bộ, vì vậy chia ra làm oa huyệt, kiềm huyệt, nhũ huyệt, đột huyệt.

Oa huyệt, theo như trong “Táng thư” là hình giống như tổ chim yến, chôn ở nơi lõm xuống, thường gặp ở nơi núi cao.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC