Phong tục tập quán
 

Hình ảnh hoa sen trong điêu khắc người Chăm


Biểu tượng hoa sen mang ý nghĩa biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Việt Nam, nó xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật: thi ca, sân khấu, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí.

bieu tuong hoa sen

Hình ảnh hoa sen trong điêu khắc người Chăm

Biểu tượng hoa sen trong điêu khắc người Chăm

Nhiều quốc gia phương Đông khác cũng ưa chuộng hoa sen với đa dạng các nét biểu tượng khác nhau, nhưng phần lớn ở các quốc gia này hoa sen gắn với tôn giáo, với Phật (Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan…). Chính vì vậy, biểu tượng hoa sen được thể hiện rất nhiều trong điêu khắc Chăm. Biểu tượng hoa sen phổ biến trong tác phẩm điêu khắc Chăm. Trong thuật xem phong thủy hoa sen cũng được ứng dụng rất nhiều.

Họa tiết hoa văn hình hoa sen được thể hiện khá nhiều trong điêu khắc và kiến trúc Chăm, gần như ở hầu khắp các phong cách nghệ thuật. Trong tác phẩm Đản sinh thần Brama ở phòng Mỹ Sơn, thể hiện thần Visnu cầm một cây sen đang nở, phía trên hoa đã nở xoè với nhiều cánh, thần Brama ngồi trên các cánh sen, hoa sen được cách điệu. Trên các đài thờ như đài thờ Trà Kiệu (thế kỷ X), đài thờ nữ thần Uroja (thế kỷ XII), hoa sen được cách điệu bao quanh phần đế các đài thờ với những cánh hoa rất lớn, được chạm sắc sảo, đường nét các gờ nổi rõ. Trên đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu HOA SEN lại được cách điệu mạnh mẽ hơn, tạo thành các đường gờ lớn nhỏ, nhìn kỹ chúng ta mới biết được đó chính là búp sen, các vũ nữ đứng tựa lưng vào các cánh sen múa hát uyển chuyển, tạo nên một cảnh quang sinh động, có giá trị cao về nghệ thuật.

Vì sao hoa sen được chọn là biểu tượng ?

Với phương Tây hoa sen là biểu tượng cho cái đẹp thần bí và tư tưởng huyền ảo còn phương đông, hoa sen lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau: Sinh thực khí nữ, sự no đầy – giàu có, và từ đó dẫn đến ý nghĩa phồn vinh, sức sáng tạo, nơi dưỡng dục sinh mệnh, tính linh thiêng, sự thuần khiết và thánh thiện…

Dân tộc Chăm là một dân tộc sùng mộ đạo Phật. Mà trong đạp Phật, hoa sen lại được chọn là một biểu tượng độc đáo. Hầu hết các giai thoại về Đức Phật đều liên quan đến hoa sen, các tượng Phật thường ngồi trên hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết, sự sinh sôi và sáng tạo. Đồng thời trong phong thủy nhà ở hoa sen còn mang ý nghĩa về sự trong sạch, tinh khiết tự tại, sinh lực dồi dào. Bởi sống trong đầm, vậy mà sen vẫn xuyên qua bùn đen, rồi vươn thật thẳng. Hoa sen – còn là tượng trưng cho nhân quả luân hồi, hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại, hạt sen là tương lai, sự nối tiếp liên tục.

Việc trùng tu, khai quật tháp cổ cũng đã cho nhiều khám phá thú vị. Tại tháp Dương Long, đỉnh tháp là một tòa sen đang nở, tháp Đôi cũng được thiết kế theo kiểu một bệ sen đỡ toàn bộ ngôi tháp phía Bắc. Trong kiểu nghệ thuật này, hoa sen là biểu tượng cho yếu tố âm – sinh thực khí nữ, và phần chóp là biểu tượng cho yếu tố dương, với quan niệm phồn thực rằng âm dương hòa hợp thì vạn vật sẽ nảy nở sinh sôi.

Hoa sen – còn được gắn với sự tích tái sinh sáng tạo của thần Brahma với truyền thuyết thần Brahma được sinh ra từ một hoa sen mọc từ rốn của thần Visnu. Nguồn gốc của sự sống và thần Brahma hiện ra từ bông sen đó (theo cách tam vị nhất thể: Brahma, Visnu, Siva là một). Trong đó thần Brahma là thần sáng tạo, thần Visnu là thần bảo tồn và thần Siva là thần hủy diệt (nhưng sự hủy diệt của thần Siva là hủy diệt cái cũ để tạo ra cái mới – sự tái sinh). Do đó, biểu tượng hoa sen ở đây mang yếu tố triết lý luân hồi của sự sống.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC