Phong tục tập quán
 

Hoa đào và ý nghĩa Hoa Đào trong ngày Tết


Hoa đào ngày Tết,  ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết là gì ? Vì sao loại hoa này lại trở thành biểu tượng của mùa Xuân phương Bắc, hãy cùng lịch vạn sự tìm hiểu thông tin chi tiết. 

Hoa Đào vốn được coi là loài hoa tượng trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, thế nhưng có lẽ không phải ai cũng biết về ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết, ngoài mang ý nghĩa làm đẹp, trang hoàng cho căn nhà thì hoa đào còn mang ý nghĩa nào khác nữa ? 

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, từ trong nhà ngoài vườn đến cả ngoài phố, hoa đào lại rực rỡ khắp đất trời xứ Bắc, để biết được vì sao loài hoa này lại được coi là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tích cây hoa đào ngày Tết. 
 
Sự tích hoa đào ngày Tết

Về xuất sứ của hoa đào thì có người nói là nguồn gốc từ Ba Tư, thế nhưng cũng có tài liệu ghi chép cho rằng Đào có tổ tiên là từ Trung Quốc với cái tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Loại hoa này được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng Châu Á mà nó còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao hoa đào lại là loại cây đại diện và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. 

Hoa đào ngày tết

Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Nơi đó có hai vị thần là Trà và Uất lũy cư ngụ, họ dùng quyền năng của mình để bảo hộ cho người dân nơi đây tránh khỏi sự quấy phá của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn thấy hình ảnh cây đào thôi cũng đủ để cho tà ma phải khiếp sợ mà bỏ chạy. 

Nhờ có sự che chở của hai vị thần này mà dân làng nơi đây có một cuộc sống sung túc, bình yên quanh năm. Thế nhưng đến cuối năm hai vị Thần này lại phải về Thiên Đình trình báo Ngọc Hoàng, lợi dùng dịp này, lũ yêu ma được dịp hoành hành, quấy nhiễu đời sống của người dân.  Sau khi trở lại hai vị Thần đã nghe dân làng kể lại sự tình, Thần đã bày ra cách đó là vào ngày tết nhà nhà hãy chặt những cành đào rồi đem dắm vào trong nhà, khi nhìn thấy đào cũng như nhìn thấy Thần đang hiện hữu, lũ tà ma sẽ vì khiếp sợ mà phải tránh xa. Đây chính là ý nghĩa sâu xa của việc cắm hoa đào vào ngày Tết cổ truyền hàng năm 

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Hoa đào với màu sắc rực rỡ, nở vào dịp mùa xuân, được cắm trong ngày Tết 2019 mang rất nhiều ý nghĩa . Sắc đào rực rỡ không chỉ giúp tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, vui tươi, mà hoa đào còn được người xưa gửi gắm biết bao nhiêu tầng ý nghĩa. 

- Trước hết, Hoa đào được coi là tinh hoa của Ngũ Hành, có tác dụng giúp xua đuổi bách quỷ để mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc

- Thêm vào đó hoa đào còn tượng trung cho sự sinh sôi nảy nở, bởi ai cũng mong muốn có được một năm an khang, hạnh phúc, làm ăn thịnh vượng thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Những cành hoa đào xum xuê như gieo vào lòng người niềm tin, hy vọng về những điều tốt lành sẽ đến trong tương lai. 

- Hoa đào mang ý nghĩa đem đến nguồn sinh khí mới cho gia đình, để mọi người trogn gia đình sẽ luôn dồi dào sức khỏe, vạn sự như cầu, hanh thông, tốt đẹp.

- Vẻ đẹp dịu dàng của hoa đào còn chính là tượng trưng cho người con gái xứ Bắc : dịu dàng, e lệ những không kém phần kiêu sa, kiều diễm...

- Hình tượng hoa đào cũng giúp cho người ta gợi nhớ tới sự thủy chung, tình nghĩa. Trong Tam Quốc ba vị : Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.

Hoa đào trong ngày tết ngoài ý nghĩa trang trí cho ngày xuân phương bắc thêm rực rỡ, cho không khí Tết thêm rộn ràng thì Hoa đào cũng còn mang rất nhiều những ý nghĩa kể trên. Này xuân đang đến gần hãy cùng sắm sửa trang hoàng nhà cửa thật đẹp, cắm thêm những cành đào, cành hoa rực rỡ, vừa làm đẹp, vừa xua đuổi tà ma. 

 

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC